Nghẹt mũi gây khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt của trẻ. Việc sử dụng các thuốc thông mũi có thể giúp cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc thế nào để bảo đảm an toàn lại là điều mà nhiều.

Thời tiết thay đổi, ô nhiễm môi trường là những nguyên nhân phổ biến gây các bệnh lý mũi họng ở trẻ. Triệu chứng phổ biến của bệnh là nghẹt mũi, gây khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt của trẻ. Các thuốc thông mũi được coi là biện pháp hiệu quả cải thiện tình trạng nghẹt mũi, khó thở.

1. Một số thuốc thông mũi thường dùng

1.2. Thuốc chống sung huyết

Thuốc chống sung huyết có tác dụng làm co các mạch máu trong niêm mạc mũi, giúp giảm sưng và tắc nghẽn (nghẹt mũi). Một số thuốc hay dùng gồm: Thuốc tác động toàn thân (pseudoephedrin dạng uống); thuốc tác động tại chỗ (naphazolin, oxymetazolin, xylometazolin... dạng thuốc nhỏ/xịt mũi).

Lưu ý, không sử dụng thuốc thông mũi pseudoephedrine cho trẻ em dưới 2 tuổi trừ khi có chỉ định cụ thể của bác sĩ. Viên nén/viên nang tác dụng kéo dài không được khuyến khích sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi. Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc là nhịp tim nhanh, lo lắng, bồn chồn, mất ngủ…

Thuốc chống sung huyết tác dụng tại chỗ giúp giảm cảm giác ngạt mũi rất nhanh, nên nhiều người coi là "thần dược" tự ý mua về sử dụng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc có thể gây nguy hiểm cho trẻ, bởi thuốc nhỏ/xịt mũi có tác dụng co mạch, không chỉ khu trú ở niêm mạc mũi mà còn có thể gây co mạch toàn thân, khiến trẻ bị tím tái, choáng, vã mồ hôi, trụy tim mạch… 

Tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc là gây rát mũi, khô mũi, chảy máu mũi… khiến trẻ khó chịu và nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn cao hơn.

Ngoài ra, cần lưu ý không nên sử dụng thuốc chống sung huyết trong thời gian dài (quá 7 ngày), đặc biệt với loại thuốc tác dụng tại chỗ ở dạng nhỏ/xịt mũi. Làm dụng thuốc có thể gây hiện tượng nhờn thuốc, thuốc không có hiệu quả theo thời gian, thậm chí còn gây hiện tượng tác dụng ngược, làm nặng thêm tình trạng nghẹt mũi.

1.2. Nước muối dạng nhỏ hoặc xịt

Nước muối sinh lý là các thuốc không cần kê đơn, độ an toàn cao, dùng được cho mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ sơ sinh. Hai loại thường dùng là nước muối đẳng trương (nước muối sinh lý 0,9%) và nước muối ưu trương.

Các thuốc dạng xịt chứa corticoid có thẻ gây tác dụng phụ nguy hiểm nếu lạm dụng.

- Công dụng chính của nước muối sinh lý (0,9%) là giúp làm vệ sinh lấy sạch mũi nhầy. Do có cùng nồng độ muối sinh lý với mũi/họng nên có thể dùng nhiều lần, dài ngày tùy theo nhu cầu vệ sinh khi viêm nhiễm. Tuy nhiên, không nên lạm dụng nước muối sinh lý trong điều kiện mũi bình thường vì sẽ làm mũi trẻ mất đi lớp dịch tiết tự nhiên giúp bảo vệ lớp niêm mạc, từ đó mũi dễ bị khô rát, kích ứng, chảy nước mũi và có thể gây viêm nhiễm.

- Nước muối ưu trương (là loại có nồng độ muối cao hơn 0,9%), giúp cuốn mũi co lại, giảm phù nề và giúp trẻ dễ thở hơn. Tuy nhiên loại nước muối này không nên sử dụng quá 7 ngày liên tục vì có thể dẫn đến tổn thương niêm mạc mũi.

1.3. Thuốc xịt mũi chứa glucocorticoid

Có 2 thế hệ glucocorticoid thường dùng trong dạng xịt mũi, bao gồm: Thế hệ 1 (beclomethasone, flunisolide, triamcinolone, và budesonide) và thế hệ 2 (fluticasone propionate, fluticasone furoate và mometasone furoate).

Thuốc nhỏ/xịt mũi có glucocorticoid chủ yếu có tác dụng tại chỗ, nhưng nếu sử dụng trong thời gian dài, liều cao sẽ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như:

- Tác dụng phụ tại chỗ: Kích ứng niêm mạc mũi, chảy máu cam hay có vết máu trong chất tiết của mũi, làm khô và teo niêm mạc mũi, loét vách mũi.

- Tác dụng phụ toàn thân: Khi dùng các thuốc nhỏ mũi/xịt mũi chứa glucocorticoids lâu dài cần theo dõi ảnh hưởng trên tăng trưởng của trẻ em. 

Nguy hiểm hơn một số trường hợp bệnh nhi lạm dụng thuốc có thể gây suy tuyến thượng thận và các biến chứng của suy tuyến thượng thận mạn như loãng xương, chậm phát triển chiều cao, giảm sức đề kháng...

2. Lưu ý khi dùng thuốc thông mũi cho trẻ em

- Khi chưa xác định được nguyên nhân gây nghẹt mũi, chỉ nên nhỏ/xịt mũi cho trẻ bằng các thuốc có thành phần là nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%). Những thuốc còn lại không được tự ý sử dụng cho trẻ, mà cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc tai mũi họng.

- Không nên nhỏ mũi bằng các hoa lá, thảo mộc tự chế vì các loại thuốc này không đảm bảo vô khuẩn có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh hoặc chứa dị nguyên gây phản ứng dị ứng cho trẻ.

-  Menthol và tinh dầu bạc hà (chứa khoảng 70% menthol) gây ức chế tuần hoàn, hô hấp, dẫn đến ngừng tim, ngừng thở, nhất là với trẻ 2 tuổi, nếu có thêm methylsalicylat còn gây rát bỏng. Vì vậy, không dùng các loại cao xoa, thuốc hít, thuốc xông chứa các loại chất này cho trẻ nhỏ (xoa vào mũi, thái dương, trán).

- Thời gian dùng thuốc cho trẻ phải do bác sĩ chỉ định, phụ huynh không được tự ý mua hoặc dùng lại đơn cũ ở những lần nghẹt mũi sau.

- Không được tự ý tăng/giảm/ngưng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

- Khi có dấu hiệu bất thường cần báo ngay cho bác sĩ để kịp thời xử trí, tránh biến chứng nguy hiểm.

Theo Sức khoẻ và Đời sống

Share with friends

Bài liên quan

Vì sao cần tiêm vắc xin sởi trước khi mang thai?
5 dấu hiệu cảnh báo thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không hiệu quả
Tại sao số lượng tế bào CD4 lại quan trọng trong điều trị HIV?
WHO cảnh báo hậu quả của thanh thiếu niên ‘nghiện’ mạng xã hội
Người bệnh thận ngày càng trẻ hoá, làm sao để phát hiện sớm?
Bác sĩ chỉ ra những nguyên nhân khiến tình trạng vô sinh, hiếm muộn ngày càng gia tăng
7 thói quen xấu ảnh hưởng đến huyết áp của bạn
Tiêm phòng sởi, quai bị, rubella có tác dụng trong bao lâu?
Sự nguy hiểm của ma túy tổng hợp và nguy cơ lây nhiễm HIV
WHO xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu vì đậu mùa khỉ
Một số thực phẩm giàu canxi tốt cho xương
Nhiều quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu lầm cho người dùng
Dấu hiệu bệnh bạch hầu và cách phân biệt bệnh bạch hầu với viêm họng
7 chất bổ sung nên tránh nếu bị huyết áp cao và tăng đường máu
Đái tháo đường tuýp 1 ở trẻ em có xu hướng gia tăng
Ai có nguy cơ bị suy thận cấp?
7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung
Những lợi ích không ngờ của vắc xin HPV đối với nam giới
Vắc xin phòng sốt xuất huyết đầu tiên được cấp phép lưu hành tại Việt Nam
Mở rộng độ tuổi tiêm vắc xin ngừa HPV từ 9-45 tuổi
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN