Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.

Các hạt vi nhựa trên ngón tay người. 

Trong các nghiên cứu của mình, các nhà khoa học Nhật Bản đã xác nhận sự hiện diện của vi nhựa trong bầu khí quyển, trong mây, trong tuyết, do đó rất có thể chúng sẽ được hấp thụ vào cơ thể người thông qua đường thở, từ đó xâm nhập vào mạch máu.

Hạt vi nhựa có kích thước dưới 5mm, được sản sinh ra khi rác thải nhựa phân hủy dưới tia cực tím và các tác động tự nhiên như sóng và gió. Vi nhựa được coi là mang tính hóa học có hại cho các sinh vật, vì sau khi xâm nhập chúng sẽ giải phóng ra các hóa chất có thể xuất hiện trong các chuỗi thức ăn của con người thông qua các loại cá hoặc động vật có vỏ, gây tổn hại cả hệ sinh thái tự nhiên và con người,

Qua những quan sát thực tế được tiến hành trong giai đoạn 2021-2022, Giáo sư Hirochi Okochi thuộc Đại học Waseda của Nhật Bản lần đầu tiên chứng minh được rằng vi nhựa có trong nước thu được trực tiếp từ mây tại 3 địa điểm, trong đó có đỉnh núi Phú Sĩ. Do quá trình phân hủy bởi tia cực tím, các vật chất trong không khí trở nên chống bám nước, vì thế sẽ tồn tại dưới dạng nguyên tử cô đặc trong nước và băng thu được từ mây. Vi nhựa cũng phát thải ra khí gây hiệu ứng nhà kính trong quá trình phân hủy dưới tia UV. Theo các nhà nghiên cứu, vi nhựa có thể đẩy nhanh quá trình hình thành mây, khiến cho tia Mặt trời khó tiếp cận bề mặt Trái Đất, từ đó can thiệp vào các mô hình mang tính dự báo về tình trạng ấm lên toàn cầu.      

Trong khi đó, Phó Giáo sư Hiroshi Ono thuộc Học viện Kỹ thuật Kitami ở Hokkaido đã phát hiện hạt vi nhựa trong tuyết. Đây là kết quả phân tích tuyết thu được từ 9 địa điểm ở Hokkaido trong giai đoạn 2021-2023. Ở những khu vực hẻo lánh, đa số vi nhựa tìm thấy có kích thước dưới 0,06mm, tương đối nhỏ, thuộc dạng polyethylene vốn được dùng trong các hộp đựng bằng nhựa. Ở khu vực thành thị, các hạt vi nhựa tìm thấy chủ yếu có kích thước tương đối lớn, là nhựa cao su tổng hợp và được cho là từ những nguồn như lốp xe.

Theo Giáo sư Okocho, vi nhựa trong khí quyển có kích thước dưới 0,1mm, nhỏ hơn so với vi nhựa trong đại dương, tuy nhiên chúng phân hủy nhanh hơn do tiếp xúc với các tia UV mạnh. Đối với sức khỏe con người, những hạt vi nhựa được hấp thụ vào cơ thể người chủ yếu tích tụ ở phổi, sau đó những hạt mịn hơn có thể đi khắp cơ thể qua đường máu. Tuy nhiên rất khó loại bỏ những hạt này như các loại nhựa được hấp thu qua thực phẩm và đồ uống nhiễm nhựa.

Nghiên cứu đầu tiên về vi nhựa trong không khí được đưa ra năm 2016, nhưng từ đó đến nay không có nhiều tiến triển trong việc xác định mức độ trầm trọng của vấn đề do lĩnh vực nghiên cứu này còn tương đối mới và không có các phương pháp chuẩn. Giáo sư Okochi cho biết vẫn còn nhiều điều cần làm rõ để xác định những ảnh hưởng  về sức khỏe từ vi nhựa trong không khí cũng như cách thức đối phó với nguy cơ này.

TTXVN

Share with friends

Bài liên quan

Một số bài thuốc dân gian sử dụng đường phèn
Hơn 24,5 nghìn ca mắc mới ung thư vú được phát hiện mỗi năm
Nguyên nhân phụ nữ dễ mắc bệnh lý tuyến giáp
Vì sao cần tiêm vắc xin sởi trước khi mang thai?
5 dấu hiệu cảnh báo thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không hiệu quả
Tại sao số lượng tế bào CD4 lại quan trọng trong điều trị HIV?
WHO cảnh báo hậu quả của thanh thiếu niên ‘nghiện’ mạng xã hội
Người bệnh thận ngày càng trẻ hoá, làm sao để phát hiện sớm?
Bác sĩ chỉ ra những nguyên nhân khiến tình trạng vô sinh, hiếm muộn ngày càng gia tăng
7 thói quen xấu ảnh hưởng đến huyết áp của bạn
Tiêm phòng sởi, quai bị, rubella có tác dụng trong bao lâu?
Sự nguy hiểm của ma túy tổng hợp và nguy cơ lây nhiễm HIV
WHO xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu vì đậu mùa khỉ
Một số thực phẩm giàu canxi tốt cho xương
Nhiều quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu lầm cho người dùng
Dấu hiệu bệnh bạch hầu và cách phân biệt bệnh bạch hầu với viêm họng
7 chất bổ sung nên tránh nếu bị huyết áp cao và tăng đường máu
Đái tháo đường tuýp 1 ở trẻ em có xu hướng gia tăng
Ai có nguy cơ bị suy thận cấp?
7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN