Các nhà khoa học của Đại học McMaster cho biết, những tình trạng lâu dài mà một số bệnh nhân phải chịu đựng sau khi họ khỏi COVID-19, có thể do rối loạn chức năng miễn dịch gây ra.

COVID-19 kéo dài được định nghĩa là một hội chứng không đồng nhất - nó có thể được gây ra bởi các yếu tố khác nhau hoặc sự kết hợp của các yếu tố. Một số nghiên cứu cho thấy rằng từ 14-30% bệnh nhân có ít nhất một triệu chứng của COVID-19 kéo dài trong vòng 90 ngày sau khi khỏi bệnh. 

Các tự kháng thể có thể là nguyên nhân của COVID-19 kéo dài

Các nhà nghiên cứu cũng đã xác định được một số yếu tố nguy cơ, nhưng họ vẫn đang cố gắng tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra COVID-19 kéo dài. Nó không giống nhau ở tất cả mọi người. Và vẫn còn là một bí ẩn, tại sao một số người phát triển COVID-19 kéo dài và tại sao những người khác lại không.

Liệu COVID-19 có kích hoạt các phản ứng miễn dịch gây ra các triệu chứng mãn tính và có khả năng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn trong tương lai?

Giáo sư y khoa Manali Mukherjee, đại học McMaster, Canada, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, có tới 15% trong số 1,4 triệu người sau mắc COVID-19 của Canada tiếp tục bị các triệu chứng, như khó thở và sương mù não 6 tháng sau khi hồi phục.  

Các thử nghiệm trên một nhóm thuần tập trước đó gồm 40 bệnh nhân cho thấy các tự kháng thể có thể là nguyên nhân. Có thể virus đã gây ra hiện tượng tự miễn dịch ở một số bệnh nhân COVID-19 kéo dài. Đây là khi hệ thống miễn dịch của một người bị nhầm lẫn và tấn công các mô và cơ quan trong cơ thể. COVID-19 có thể khiến cơ thể tạo ra một số protein nhất định, được gọi là "tự kháng thể", cuối cùng có thể gây hại. Tự kháng thể cũng gặp trong nhiều bệnh tự miễn.

Ông cũng cho biết, ngược lại với giai đoạn cấp tính của bệnh, khi tuổi tác tăng lên là một yếu tố nguy cơ gây ra các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng, đối với hội chứng COVID-19 kéo dài, những người trẻ tuổi - đặc biệt là phụ nữ từ 25 đến 55 - dễ mắc phải những triệu chứng này hơn. 

Có thể là do những người trẻ tuổi có hệ thống miễn dịch mạnh mẽ hơn để tiêu diệt virus, nhưng điều này thực sự có thể làm tăng nguy cơ hệ thống miễn dịch của họ hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến tấn công các tế bào và cơ quan của chính cơ thể và có thể dẫn đến tình trạng tự miễn dịch hoàn toàn.

Ông giải thích: "Nói một cách đơn giản, những người lính bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn quét sạch "kẻ xâm nhập" COVID-19, nhưng cơ thể sẽ chịu thiệt hại trong quá trình này. Đây là khi hệ thống miễn dịch của một người bị nhầm lẫn và tấn công các mô và cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, nhìn chung, phụ nữ có liên quan đến nguy cơ phát triển các bệnh tự miễn dịch cao hơn".

Sự hiện diện đơn thuần của các tự kháng thể không phải lúc nào cũng dẫn đến các bệnh tự miễn dịch hoặc các triệu chứng COVID-19 kéo dài sau khi bị nhiễm trùng. Có thể có nhiều quy trình liên quan và nhóm nghiên cứu cần tiếp tục điều tra điều đó.

Tạp chí Y học New England  cũng cho biết những tác động lâu dài của COVID-19 cũng có thể sẽ là thảm họa y tế, bởi những ảnh hưởng lâu dài của bệnh COVID-19 vẫn chưa rõ ràng, và đây là một trong số những nghiên cứu để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và những gì Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa là tình trạng hậu COVID-19.

Sự phổ biến của tình trạng hậu COVID-19 có thể trở thành cái đuôi dài của đại dịch, với những tác động tâm lý xã hội và kinh tế có thể cảm nhận được rất lâu sau khi sự lây truyền suy giảm.

Theo SKĐS

https://suckhoedoisong.vn/phat-hien-nguyen-nhan-gay-covid-19-keo-dai-169220302123532399.htm

Share with friends

Bài liên quan

Sốt xuất huyết không còn là bệnh “theo mùa”
Những điều cần biết về biến thể COVID-19 mới đang lan mạnh
Nhiều người trẻ nạp đường vượt khuyến nghị WHO
11 loại thực phẩm giàu natri nên hạn chế để sức khỏe tim mạch tốt hơn
Hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe
Nhỏ nước cốt chanh vào mắt, trào lưu phản khoa học
80% bệnh nhân đột quỵ ở Việt Nam đến bệnh viện đều đã quá 'giờ vàng'
Cục An toàn thực phẩm hướng dẫn cách tra cứu để không mua phải sản phẩm giả, kém chất lượng
Việt Nam chính thức thanh toán thành công bệnh mắt hột
Vắc xin phòng bệnh sởi là vắc xin an toàn, hiệu quả
Bộ Y tế thông tin nhanh về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga
5 dấu hiệu phổ biến cảnh báo thiếu hụt vitamin và khoáng chất thiết yếu
Thực phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Các chuyên gia đánh giá về thời điểm kết thúc mùa cúm
Tiêu thụ đồ uống có đường tăng, hàng loạt bệnh tật nguy hiểm 'bủa vây'
Bí quyết giảm cân khoa học sau kỳ nghỉ Tết
5 sai lầm khi ăn uống trong ngày lễ làm tăng mỡ bụng
[Infographics] Năm yếu tố nguy cơ trong mùa bùng phát các bệnh đường hô hấp
Không chủ quan u xơ tử cung
Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN