Bệnh dại là bệnh lây truyền từ động vật sang người do vi rút dại gây ra. Bệnh lưu hành ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới, trong đó 95% các trường hợp tử vong ở khu vực châu Phi và châu Á. Đông Nam Á là điểm nóng về bệnh dại với số lượng chó thả rông lớn, tỷ lệ tiêm phòng dại trên đàn vật nuôi (chó, mèo) thấp cùng tình trạng buôn bán thịt chó, mèo phổ biến tại một số quốc gia. Bệnh dại là mối nguy hiểm với sức khỏe, tính mạng con người; tỷ lệ tử vong do bệnh dại gần như 100% khi xuất hiện các triệu chứng. Phát hiện sớm và xử trí, tiêm phòng kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa tử vong. Việc tiêm vắc xin phòng dại đã được chứng minh là hiệu quả, tiết kiệm hơn rất nhiều so với điều trị sau phơi nhiễm để ngăn ngừa tử vong bệnh dại ở người. 

Tại Việt Nam, nguồn chính gây bệnh dại là chó, mèo. Giai đoạn 2017 - 2021, trung bình hàng năm ghi nhận khoảng hơn 70 trường hợp tử vong; là bệnh truyền nhiễm có số người tử vong cao nhất và hầu hết các địa phương trên cả nước đều ghi nhận các trường hợp tử vong do bệnh dại ở người. Từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố, trong đó một số địa phương ghi nhận số tử vong ở người do bệnh dại cao là Bình Thuận (10 trường hợp), Đắk Lắk (7 trường hợp), Nghệ An (7 trường hợp), Gia Lai (6 trường hợp). 

Có nhiều nguyên nhân gây tử vong do bệnh dại ở người: người bị động vật nghi dại cắn không tiêm vắc xin phòng dại và/hoặc huyết thanh kháng dại, tiêm muộn, không đủ liều, không đúng chỉ định, tự điều trị, dùng thuốc nam; công tác quản lý đàn chó, mèo còn lỏng lẻo, tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng dại trên đàn chó mèo thấp (chỉ khoảng 50% tổng đàn chó, mèo). Nguy cơ lây truyền bệnh dại từ động vật sang người vẫn rất lớn, khả năng tiếp tục ghi nhận các trường hợp tử vong do bệnh dại ở người vẫn rất cao. 

Tiêm vắc xin phòng bệnh dại và/hoặc huyết thanh kháng dại ngay sau khi bị chó hoặc mèo cắn để phòng bệnh dại.

Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để phòng ngừa bệnh dại cho bản thân và cộng đồng, người dân cần chủ động thực hiện các khuyến cáo như sau:

1. Tốt nhất là tiêm vắc xin phòng dại cho tất cả chó, mèo; người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vắc xin phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại theo khuyến cáo của ngành thú y. 

2. Không đùa nghịch, chọc phá chó mèo; tránh tiếp xúc với chó, mèo có biểu hiện bất thường, nhất là với trẻ em. 

3. Khi bị chó, mèo cắn:

a) Vệ sinh và khử trùng vết thương: rửa vết thương ngay lập tức bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trong 15 phút. Nếu không có xà phòng, rửa vết thương bằng nước; sau đó sát trùng vết thương bằng cồn 70% hoặc thuốc sát khuẩn. Không băng kín vết thương và hạn chế làm dập vết thương.

b) Tiêm vắc xin phòng bệnh dại và/hoặc huyết thanh kháng dại ngay sau khi bị chó hoặc mèo cắn. Để vắc xin phòng bệnh dại có hiệu quả cần tiêm vắc xin đầy đủ trong thời gian ủ bệnh, trước khi các triệu chứng bệnh dại xuất hiện theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Tuyệt đối không tự điều trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị.

4. Hạn chế tối đa việc buôn bán, giết mổ chó, mèo để giảm nguy cơ, rủi ro tiếp xúc trực tiếp với vi rút dại từ chó, mèo.

5. Trường hợp có nguy cơ mắc bệnh dại, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám, tư vấn và xử lý kịp thời.

Nguồn: Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Share with friends

Bài liên quan

Chủ động phòng, chống bệnh dại dịp Tết Nguyên đán
Tiêm chủng mở rộng – Nỗ lực bảo vệ sức khỏe trẻ em trước các dịch bệnh nguy hiểm
Chủ động kiểm soát các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tái nổi
Khẩn trương triển khai các giải pháp để khống chế, sớm dập dịch sởi
[Video] Tọa đàm: Tiêm vắc xin – Biện pháp phòng bệnh Sởi hiệu quả
Vì sao cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi?
[Infographic] Triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván – bạch hầu cho trẻ trong chương trình Tiêm chủng mở rộng
[Infographic] Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Hãy tiêm vắc xin sởi cho trẻ ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi
Báo động bệnh sởi ở người lớn gia tăng
Tham mưu UBND tỉnh công bố dịch sởi trên địa bàn tỉnh
[Infographic] Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Chủ động triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Những cái chết thương tâm do bệnh dại đến từ sự chủ quan
[Video] Cúm gia cầm (Cúm A/H5N1) nguy hiểm như thế nào?
Cúm A/H5N1 nguy hiểm như thế nào?
Lợi ích tiêm vắc xin sởi cho trẻ
Khuyến cáo 6 biện pháp phòng, chống cúm A(H5N1)
[Video] Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2024
[Video] Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về bệnh dại
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN