Những năm qua, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã làm thời tiết diễn biến cực đoan, nắng nóng kéo dài, mưa lũ bất thường về tần suất cũng như cường độ…những yếu tố này kéo theo tình hình dịch bệnh cũng có những diễn biến phức tạp và tác động rất lớn đến sức khoẻ con người.  

Trước tình hình đó, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai luôn chủ động ứng phó với những bất thường của BĐKH.

Tăng cường truyền thông, chủ động giám sát dịch bệnh

TP.Biên Hoà là địa phương có số lượng dân cư đông, dân số di biến động, ô nhiễm môi trường, khói bụi là những tác nhân làm cho các loại dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp, có nguy cơ bùng phát như tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, tay chân miệng… 

BS.CKI Đậu Ngọc Trung – Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS, TTYT TP.Biên Hoà cho biết: Biên Hòa là địa phương luôn ghi nhận số lượng người mắc các dịch bệnh cao so với toàn tỉnh. Những dịch bệnh lưu hành quanh năm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, ngoài ra còn có một số dịch bệnh mới nổi như đậu mùa khỉ, dịch bệnh tái nổi như dại… Vì vậy công tác tuyên truyền vẫn luôn được triển khai đúng đối tượng đích. Với dịch bệnh sốt xuất huyết, thực hiện lễ phát động chiến dịch lăng quăng tại 30/30 phường xã của thành phố; cấp phát tờ rơi, hướng dẫn các hoạt động vệ sinh môi trường, biện pháp phòng chống sốt xuất huyết tới hộ gia đình thông qua lực lượng cộng tác viên, nhân viên y tế thôn ấp… Tuyên truyền, tập huấn cho hệ thống giáo dục mầm non trong và ngoài công lập trên địa bàn thành phố về phòng chống bệnh tay chân miệng. Đặc biệt, khi có thông tin về những bệnh mới nổi hay tái nổi như bệnh dại, đậu mùa khỉ, triển khai giám sát điều tra ca bệnh tại cộng đồng để kịp thời ngăn chặn dịch bùng phát. 

Trung tâm Y tế TP. Biên Hoà khử khuẩn tại nơi ở của ca bệnh Đậu mùa khỉ phường Long Bình Tân, TP.Biên Hòa.

Công tác đào tạo, tập huấn cho tuyến y tế cơ sở về hướng dẫn, giám sát hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, xử lý vệ sinh môi trường, xử lý nguồn nước luôn được chú trọng. BS Phan Văn Phúc – Trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm CDC Đồng Nai chia sẻ: “Hàng năm, Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm xây dựng các kế hoạch tập huấn cho y tế cơ sở về nguy cơ dịch bệnh do BĐKH; Tham mưu Sở Y tế các kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, vệ sinh môi trường… Chủ động xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch phòng chống dịch chung và các dịch bệnh như tay chân miệng, Sởi-Rubella, Viêm gan A, phòng chống dịch bệnh theo mùa… Thực hiện rà soát và chuẩn bị sẵn sàng thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch, phòng chống thiên tai; Giám sát mật độ muỗi, côn trùng cũng được thực hiện thường xuyên…”.  

Xử lý rác thải, nước thải đúng quy trình 

Các hoạt động bảo vệ môi trường được các cơ sở y tế đẩy mạnh thực hiện, nhất là việc phân loại, xử lý rác thải y tế và chất thải lỏng y tế. Hầu hết các cơ sở y tế, bệnh viện đã thực hiện việc phân loại chất thải tại nguồn, xử lý phù hợp; Chất thải y tế nguy hại được thu gom, xử lý bằng lò đốt tại các bệnh viện lớn hoặc tại các cơ sở xử lý tập trung trên địa bàn.

Bác sĩ Vòng Cóng Cắm - Phó Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện ĐK Thống Nhất cho biết: Công tác Quản lý chất thải là một nhiệm vụ trọng yếu và bắt buộc tại các cơ sở khám chữa bệnh. Quản lý và xử lý nước thải tại Bệnh viện ĐK Thống Nhất được thực hiện, vận hành hệ thống, giám sát quá trình hoạt động, theo dõi quan trắc chất lượng đầu ra chặt chẽ. Hệ thống xử lý được bảo dưỡng hàng năm. Công tác quản lý chất thải rắn, bệnh viện luôn đảm bảo tuân thủ và làm đúng với các quy định mới nhất của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chất thải rắn phát sinh trong khuôn viên bệnh viện luôn được đảm bảo phân loại đúng tại nguồn. Bệnh viện ban hành quy trình phân loại chất thải ngay tại nơi phát sinh, dán tại các khu vực để thùng rác kết hợp với các nhãn phân loại dán trên bề mặt các thùng chất thải. Song song đó, chú trọng công tác tuyên truyền cho người bệnh, người nhà người bệnh về tuân thủ các quy định của bệnh viện (vứt rác đúng nơi quy định, không hút thuốc lá trong khuôn viên bệnh viện,…), thực hiện phân loại rác, các biện pháp bảo vệ môi trường như tiết kiệm nước, tiết kiệm điện… Từ đó nâng cáo ý thức của bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân trong việc tuân thủ các quy định của bệnh viện, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. 

Các thùng rác theo màu được bố trí ở các khoa phòng để thực hiện phân loại rác tại nguồn ở Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.

Còn tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, CN Nguyễn Thị Hoan – Phó trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh cho hay, bệnh viện thực hiện nghiêm túc việc phân loại chất thải như: chất thải rắn lây nhiễm, chất thải lây nhiễm, chất thải tái chế theo màu sắc của túi và thùng đựng rác. Hoặc để hạn chế bệnh nhân sử dụng chai nước nhỏ, bệnh viện cung cấp bình nước lớn, bệnh nhân sẽ dùng các loại ly cốc để uống, điều này giảm lượng rác thải nhựa phát sinh. Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền cho nhân viên y tế và bệnh nhân về phân loại rác; dán hướng dẫn phân loại chất thải vào những vị trí dễ nhìn… 

Bên cạnh đó, các loại chất thải sau khi đã phân loại được công nhân vệ sinh của Bệnh viện thu gom và đưa về nhà lưu giữ chất thải tạm thời, phân thành các khu vực và có dán nhãn cảnh báo. “Với đặc điểm của nước thải bệnh viện có chứa các hợp chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ động thực vật, vi sinh gây bệnh, chất tẩy rửa và một số hóa chất độc hại từ quá trình xét nghiệm… Đến nay, Bệnh viện đã thực hiện tách riêng hệ thống thu gom nước thải riêng biệt và đi âm trong lòng đất. Nước thải sẽ được thu gom qua hệ thống thu gom nước thải toàn viện đưa về Hệ thống xử lý nước thải. Theo định kỳ Bệnh viện sẽ hợp đồng với cơ quan chức năng lấy mẫu nước thải sau xử lý, khi kết quả các chỉ số đạt trong mức cho phép theo quy định của Nhà nước trước khi xả thải ra ngoài môi trường”, - anh Đinh Thiện Hoà – Phòng Tổ chức hành chính cho biết. 

Chia sẻ những khó khăn trong thực hiện các biện pháp ứng phó BĐKH, bảo vệ môi trường, BS Cắm cho hay: “Việc thay đổi thói quen trong sinh hoạt, chuyển đổi sang sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế cho sản phẩm nhựa cần có lộ trình và thời gian, kinh phí tổ chức, kinh phí cho thay thế sản phẩm,… ngoài ra do số lượng nhân viên cũng như bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trong đơn vị rất đông và có xu hướng ngày càng tăng nên khối lượng chất thải phát sinh là rất lớn, nên việc thực hiện các kế hoạch, chương trình, các biện pháp cũng chỉ giảm tải phần nào”. 

Mai Liên

Share with friends

Bài liên quan

Hạnh phúc của người nữ hộ sinh là khi sản phụ “vượt cạn” bình an
Đẩy mạnh truyền thông về lợi ích của việc sử dụng PrEP tới các đối tượng nguy cơ cao
Mở rộng thị trường cung ứng sinh phẩm xét nghiệm HIV, tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân
[Video] Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đạt chứng nhận kim cương trong điều trị đột quỵ
Hội thảo chuyển đổi số ngành Y tế Đồng Nai
Tuần lễ Tiêm chủng (24-30/04): Hãy đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch, tiêm bù nếu trẻ chưa được tiêm đủ liều
Trung tâm Y tế huyện Định Quán: Nỗ lực làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân
Y tế tư nhân góp phần không nhỏ trong việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dự phòng bệnh không lây nhiễm
Ghi nhận liên tiếp 2 ổ dịch dại trên chó hoang
Đồng Nai phấn đấu đạt 96% dân số tham gia BHYT vào năm 2025
Ngày Trái đất 22/4: Vì hành tinh không 'ô nhiễm trắng'
Hội thảo cập nhật các tiến bộ trong siêu âm sản phụ khoa
[Video] Tọa đàm: Bệnh suy tim nguy hiểm như thế nào?
Tiếp tục ghi nhận ổ dịch dại trên chó
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin
[Video] Máy tạo nhịp – Cứu tinh của bệnh rối loạn nhịp chậm
Ghi nhận thêm ổ dại trên chó tại huyện Long Thành
Yêu thương gửi trọn trong từng suất cơm không đồng
Phối hợp thực hiện tốt tiến độ đầu tư các dự án y tế trên địa bàn tỉnh
Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm 2024

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN