Theo báo cáo của WHO, bệnh dại là bệnh phổ biến trên toàn thế giới. Mỗi năm có trên 10 triệu người bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn phải điều trị dự phòng bằng vắc xin dại, có khoảng 60.000-70.000 người bị tử vong do bệnh dại, trong đó 40% số tử vong do bệnh dại là trẻ em dưới 15 tuổi ở các nước Châu Á và Châu Phi. Tại Việt Nam, giai đoạn 2017-2021 trung bình mỗi năm có 76 người tử vong do bệnh dại. 

Trang bị các kỹ năng cho trẻ 

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao nhiễm vi rút dại vì các em thường thích vui chơi, vuốt ve các loại động vật (như chó, mèo,…) và khi bị các loại động vật này tấn công cũng chưa đủ khả năng phản kháng, dễ bị cắn, cào.

Thử phản ứng mẫn cảm với huyết thanh kháng dại trước khi tiêm tại CDC Đồng Nai.

Vậy trẻ cần làm thế nào để có thể bảo vệ mình khi bị chó tấn công? Mới đây, tại một cuộc hội thảo liên ngành y tế - thú y tăng cường các hoạt động phòng chống bệnh dại do Viện pasteur TP.HCM tổ chức, TS Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng Văn phòng khống chế và loại trừ bệnh dại trên người – Bộ Y tế cho biết có đến gần 30% trẻ từng bị chó mèo cắn; 34% trẻ có phản ứng đúng khi bị chó, mèo tấn công; 14% trẻ không nói với gia đình khi bị chó mèo cắn; 7,3% trẻ được đưa đi chữa thuốc nam. Với những con số trên cho thấy truyền thông học đường là vô cùng quan trọng, trước hết cần hướng dẫn cho trẻ biết cách xử lý khi bị chó tấn công, cụ thể:

- Trẻ không chạy nhanh gần chó vì nó sẻ tưởng mình đuổi nó và nó sẽ cắn mình.

- Trẻ không được trêu chọc chó, không lại gần chó khi chó đang ăn, ngủ hoặc khi chó mẹ đang cho con bú. Vì nó tưởng bạn cướp thức ăn, cướp con của nó và nó sẽ cắn bạn. 

- Khi gặp chó, trẻ không nhìn thẳng vào mắt chó vì nó tưởng bạn đe dọa nó và nó sẽ cắn bạn. 

- Khi một con chó đang gầm gừ đến gần bạn, trẻ không được quay đầu chạy, đứng yên tại chỗ, tay duổi 2 bên. Cho chó ngửi bạn và rồi nó sẽ bỏ đi.

- Nếu bị chó tấn công, hãy giả vờ ngồi im, cuộn tròn như quả bóng, che mặt lại, vòng tay ôm cổ để hạn chế tổn thương do chó cắn ở phần mặt và phần cổ.

- Khi bị chó mèo cào, cắn chảy máu hoặc bị chó, mèo liếm vào vùng da bị chảy máu, trầy xước cần phải rửa sạch ngay vết thương bằng nước và xà phòng hoặc dầu gội đầu, sữa tắm rồi bôi chất sát khuẩn như cồn, cồn I ốt. Nói với cha mẹ để được đưa ngay đến các cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại.

Chủ động tiêm vắc xin khi bị chó, mèo cào cắn

BS Phan Văn Phúc, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, sau nhiều năm không có dịch bệnh dại, từ cuối năm 2022 đến nay, Đồng Nai đã ghi nhận 3 ca tử vong vì bệnh dại ở TP.Biên Hòa, H.Trảng Bom và H.Thống Nhất.

Đây là điều rất đáng lo ngại, bởi qua điều tra dịch tễ 10 ổ dịch bệnh dại trên địa bàn tỉnh từ đầu năm 2023 đến nay cho thấy tình trạng chó, mèo thả rông mà không rọ mõm vẫn rất phổ biến. Nhiều gia đình nuôi nhiều chó nhưng lại chủ quan không tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó. Việc thả rông chó, mèo gây ra hệ lụy là nếu có 1 con chó, mèo bị bệnh dại sẽ dễ dàng tiếp xúc với những con chó, mèo khác trong khu vực, làm lây lan vi rút dại. Vì thế, khi cơ quan chức năng điều tra, rất khó để xác định được chính xác nguồn lây mầm bệnh dại.

Tuy nhiên, BS Phúc đánh giá, so với thời điểm phát hiện ca bệnh dại vào cuối năm 2022, đến nay ý thức phòng bệnh dại của người dân trong tỉnh đã có ít nhiều chuyển biến. Qua các phương tiện truyền thông đại chúng, người dân đã quan tâm hơn đến công tác phòng bệnh dại. Nhiều gia đình đã hợp tác tốt với các cơ quan chức năng để tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo. Nhiều người sau khi bị chó, mèo cắn, cào đã chủ động đến các cơ sở y tế tiêm vắc xin,  không còn chủ quan như trước. Trong 8 tháng của năm nay, toàn tỉnh có hơn 13 ngàn người đã tiêm vắc xin phòng bệnh dại.

“Điều quan trọng nhất hiện nay là phải nâng cao ý thức, kiến thức của người dân để họ chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo và bản thân khi bị chó, mèo cào cắn. Từ đó, sẽ không còn ca tử vong do bệnh dại trên địa bàn tỉnh” - BS Phúc nói.

Thanh Tú

Share with friends

Bài liên quan

Đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm
[Video] Tọa đàm: 100% người mắc bệnh dại sẽ tử vong - Phòng ngừa ra sao?
Ghi nhận ca cúm A/H9 đầu tiên, Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người
Xuất hiện trẻ bị viêm não mô cầu tại Tây Ninh, cần tiêm vắc xin phòng bệnh
[Video] Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh sởi
Các địa phương cần triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại
Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại
Chủ động phòng ngừa bệnh dại
Thêm 1 ca nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ
[Infographics] Cúm A: Các dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện khẩn cấp
Khuyến cáo phòng bệnh hô hấp gia tăng
[Infographic] Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ
Toàn dân chung tay cùng ngành y tế phòng chống dịch bệnh
Chủ động phòng bệnh cúm khi thời tiết giao mùa
[Tọa đàm] Những điều cần biết để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Một số thông tin về bệnh đậu mùa khỉ
[Infographic] Bệnh đậu mùa khỉ và những điều cần biết
Đồng Nai tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
Chủ động phòng chống bệnh lây từ động vật sang người

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN