Từ năm 2014 đến nay, Việt Nam ghi nhận 2 trường hợp mắc cúm A/H5N1 và đã có 1 trường hợp vừa được ghi nhận tử vong ngày 23/3 vừa qua tại tỉnh Khánh Hòa. Tại Đồng Nai, mới đây đã ghi nhận hơn 20 con hổ và một con báo chết do cúm A/H5N1 tại khu du lịch Vườn Xoài (xã Phước Tân, TP.Biên Hòa). Cúm A/H5N1 là chủng có độc lực cao, người nhiễm thường có biểu hiện nặng, với tỷ lệ tử vong tương đối lớn.  

Làm gì để phân biệt được cúm A/H5N1 và cúm thông thường, làm gì để phòng bệnh là điều rất nhiều người dân quan tâm. BS.CKI Phan Văn Phúc - Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, CDC Đồng Nai có những chia sẽ rõ hơn về nội dung này.  

BS.CKI Phan Văn Phúc – Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, CDC Đồng Nai. 

Phóng viên: Xin bác sĩ cho biết, độc lực của cúm A/H5N1 nguy hiểm như thế nào?

BS.CKI Phan Văn Phúc: Từ đầu năm 2024 đến nay, dịch cúm A/H5N1 đã xuất hiện tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước. Tháng 3-2024 đã ghi nhận bệnh nhân nam (21 tuổi, tỉnh Khánh Hòa) tử vong do loại vi rút này. Đặc biệt, tại Đồng Nai đã ghi nhận hơn 20 cá thể hổ tại khu du lịch Vườn Xoài (xã Phước Tân, TP.Biên Hòa) chết và dương tính với vi rút H5N1. Cúm A/H5N1 lại gây dịch và gây chết ở đàn gia cầm, là nguồn truyền nhiễm lây bệnh cúm A/H5N1 cho người và chưa phát hiện việc lây truyền từ người sang người. Tuy nhiên có một số tài liệu hoặc một số khảo sát vẫn ghi nhận vi rút H5N1 có ở động vật có vú, động vật không phải là gia cầm. Bằng chứng là kết quả xét nghiệm trên mẫu hổ ở khu du lịch Vườn Xoài (xã Phước Tân, Tp. Biên Hòa) đều dương tính với vi rút H5N1. 

Cúm A/H5N1 là chủng có độc lực cao, người nhiễm có biểu thường có biểu hiện nặng, với tỷ lệ tử vong tương đối lớn.

Phóng viên: Cúm A/H5N1 là chủng có độc lực cao, vậy đường lây truyền của nó như thế nào thưa bác sĩ?

BS.CKI Phan Văn Phúc: Bệnh lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm cúm A/H5N1, ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ hoặc chết do bị nhiễm bệnh, hoặc môi trường bị nhiễm mầm bệnh. Vi rút cúm A/H5N1 có thể lây nhiễm cho con người từ động vật.

Bình thường, loại cúm này vẫn lưu hành trên đàn gia cầm, nó có thể lây từ các loại chim hoang dã sang gia cầm nuôi, hoặc có thể lây từ gia cầm nuôi với nhau, sau đó lây từ vùng này sang vùng khác và rất khó khống chế. Vi rút gây bệnh này có thể lây lan cho người tiếp xúc gần. Các nước ở khu vực Đông Nam Á, châu Á hàng năm vẫn có các chủng cúm A/H5N1 lưu hành.

Con đường lây nhiễm dễ nhất sang người đó là tiếp xúc trực tiếp với gia cầm hoặc chất thải của gia cầm nhiễm bệnh. Ngoài ra, thói quen ăn tiết canh, hoặc sử dụng trứng sống cũng làm tăng nguy cơ nhiễm cúm gia cầm. Bên cạnh đó, vi rút cũng có thể lây truyền qua dịch tiết đường hô hấp của gia cầm bệnh hoặc hít phải không khí có chứa bụi từ phân gia cầm.

Do đó, người dân tuyệt đối không chủ quan với cúm A/H5N1, phải chú ý phòng dịch theo hướng dẫn của cơ quan chức năng, không để lây lan dịch bệnh trên đàn gia cầm. Nếu chúng ta không dập tắt được dịch từ gia cầm thì dịch cúm sẽ lây sang người.

Phóng viên: Người dân làm thế nào để phân biệt được triệu chứng của cúm A và cúm A/H5N1, thưa bác sĩ?

BS.CKI Phan Văn Phúc: Vi rút cúm gia cầm thuộc nhóm vi rút cúm A. Người bệnh nhiễm cúm A/H5N1 thường có những biểu hiện giống với cúm thông thường, dễ bị nhầm lẫn và kèm theo một số dấu hiệu nguy hiểm hơn. Để phân biệt cúm A với cúm A/H5N1, mọi người cần lưu ý, cúm mùa là lây từ người sang người còn cúm A/H5N1 lây từ chim hoang dã hoặc gia cầm sang người, chưa phát hiện lây từ người sang người.

Các dấu hiệu sớm của bệnh cúm thường bắt đầu trong vòng 2-5 ngày kể từ ngày bị nhiễm trùng như sốt cao đột ngột (trên 38 độ C), đau ngực, khó thở, mệt mỏi, cảm thấy rét run, choáng váng đầu óc; đau họng, ho, thường ho khan, ho có đờm...  

Còn cúm A/H5N1 triệu chứng thường nặng như suy hô hấp, viêm phổi cấp tính, tổn thương đa tạng, người mắc cúm A/H5N1 có nguy cơ diễn tiến nặng và dẫn tới tử vong. Cúm A/H5N1, cần phải có xét nghiệm và yếu tố dịch tễ liên quan, có thể lan truyền thành dịch trong cộng đồng.

Phóng viên: Để phòng bệnh cúm A/H5N1, người dân cần phải làm những gì?

BS.CKI Phan Văn Phúc: Hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy cúm A/H5N1 lây từ người sang người. Tuy nhiên vi rút H5N1 là chủng cúm độc lực cao, người bị nhiễm thường diễn tiến nặng và tử vong với tỷ lệ cao. Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm lây sang người, không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc...

Để chủ động phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm lây sang người, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc, đảm bảo ăn chín uống sôi, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn; Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; hạn chế tiếp xúc giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim; Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn; Người chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ gia cầm phải được trang bị đồ phòng hộ như khẩu trang, bao tay, ủng. Người trong khu dịch, cần hạn chế tiếp xúc với nguồn lây và thực hiện tốt phòng hộ cá nhân hàng ngày, đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên; Khi đi vào chợ gia cầm hoặc khu vực buôn bán gia cầm sống cần đeo khẩu trang, sau đó rửa tay bằng xà phòng; Khi có biểu hiện như sốt, ho, đau ngực, khó thở phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, chủ động phòng bệnh là biện pháp rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng. 

Xin cảm ơn BS Phan Văn Phúc!

Mai Liên (t/h)

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Cúm gia cầm (Cúm A/H5N1) nguy hiểm như thế nào?
Lợi ích tiêm vắc xin sởi cho trẻ
Khuyến cáo 6 biện pháp phòng, chống cúm A(H5N1)
[Video] Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2024
[Video] Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về bệnh dại
Phòng chống dịch bệnh đầu năm học mới
Các biện pháp phòng bệnh Whitmore
Nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống bệnh dại
[Infographic] Bệnh sởi và các biện pháp phòng bệnh
Cảnh giác với bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong và di chứng cao
Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng bệnh ho gà
Lo ngại bùng phát dịch sởi
[Infographic] Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Giải đáp các thắc mắc về tiêm phòng sởi
[Video] Bệnh sởi và những điều cha mẹ nên biết để bảo vệ sức khỏe cho con
Lo ngại các bệnh truyền nhiễm quay trở lại do thiếu vắc xin
Dấu hiệu phát hiện sớm và cách phòng bệnh tay chân miệng
[Video] Cảnh báo bệnh sởi gia tăng và cách phòng tránh
Biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em
[Infographic] Hướng dẫn phòng, chống bệnh bạch hầu

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN