Hiện nay, thức ăn đường phố được nhiều người ưa chuộng bởi sự thuận tiện, giá cả hợp lý. Tuy nhiên, các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố nếu không thực hiện đúng các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng.  

Kinh doanh thức ăn đường phố là loại hình kinh doanh thực phẩm, thức ăn, đồ uống để ăn ngay, uống ngay được bán rong trên đường phố hay bày bán tại những địa điểm công cộng (bến xe, bến tàu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội) hoặc ở những nơi tương tự. Thức ăn đường phố là một loại thực phẩm khá phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều quốc gia trên thế giới. Với sự đa dạng, phong phú về chủng loại, sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng, thức ăn đường phố được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và lựa chọn sử dụng. Một số thức ăn đường phố thông dụng như cơm bình dân, cơm hến, xôi, bún, phở, hủ tiếu, cháo, miến, bánh mì, bánh đa, bánh cuốn, bánh đúc, bánh bao, bánh giò...

Cách bảo quản thức ăn đường phố đảm bảo vệ sinh (ảnh trên) và không an toàn (ảnh dưới).

Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện ích mà thức ăn đường phố mang đến cho người tiêu dùng, thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố cũng rất lớn do thức ăn đường phố dễ bị ô nhiễm từ môi trường (như nhiễm các vi sinh vật và chất hóa học gây hại). Bên cạnh đó, ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố chưa nghiêm gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Ngoài ra, kinh doanh thức ăn đường phố còn làm ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị và trật tự an toàn giao thông.

Các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố 

Để góp phần bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, phòng tránh ngộ độc thực phẩm, các cơ sở và người kinh doanh thức ăn đường phố cần thực hiện nghiêm các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố.

Đối với nơi bày bán thức ăn đường phố

Theo Điều 31 Luật An toàn thực phẩm 2010 về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi bày bán thức ăn đường phố thì phải cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm; phải được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan đường phố.

Đối với nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm và người kinh doanh thức ăn đường phố

Theo Điều 32 Luật An toàn thực phẩm 2010 về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm và người kinh doanh thức ăn đường phố thì nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố phải bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. 

Dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh. Bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm.

Có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.

Người kinh doanh thức ăn đường phố tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Hình thức xử phạt đối với các vi phạm về an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố 

Được quy định tại Điều 16 của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị Định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Cụ thể: 

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày bán thức ăn;

b) Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;

c) Không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; 

b) Người trực tiếp chế biến thức ăn mà đang bị mắc bệnh: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp;

c) Sử dụng phụ gia thực phẩm được sang chia, san chiết không phù hợp quy định của pháp luật để chế biến thức ăn;

d) Sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh để chế biến thức ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống;

đ) Vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong kinh doanh thức ăn đường phố, trừ các hành vi quy định tại khoản 1, các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này.

Bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng là trách nhiệm của mọi cơ sở, người kinh doanh thức ăn đường phố!

BS.Hồ Thị Hồng
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Mắc bệnh sởi làm gì cho nhanh khỏi?
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách
Chăm sóc da đúng cách để có làn da đẹp
[Video] Toạ đàm: Cấy chỉ y học mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh
[Video] Tọa đàm: Lợi ích của xét nghiệm NIPT trong thai kỳ
[Video] Phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em
Không chủ quan với bệnh đường hô hấp ở trẻ
[Video] Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị như thế nào?
Viêm não tự miễn - căn bệnh tốn tiền tỷ để điều trị, nguy cơ tử vong rất cao
[Video] Tọa đàm: Cách chăm sóc để có làn da khỏe đẹp
Chủ động phòng chống bệnh Mác-bớc có tỷ lệ tử vong cao
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Hiệu quả của phương pháp Stapler trong cắt bao quy đầu
Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng 15/10: Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Không chủ quan với bệnh lý sỏi mật
Để trẻ có đôi mắt khỏe mạnh
[Video] Điều trị rối loạn vận động: Lợi ích của việc tiêm Botulinum Toxin A
Những điều cần biết về bệnh Kawasaki
6 bệnh viêm màng não, viêm não thường gặp

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN