Ung thư cổ tử cung (UTCTC) đứng thứ hai trong các ung thư sinh dục ở nữ giới về tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong. Căn bệnh này tạo ra các gánh nặng bệnh tật lớn cho người bệnh, gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.

Nguyên nhân hàng đầu mắc UTCTC là do nhiễm một hoặc nhiều tuýp Human Papilloma vi rút (HPV), vi rút gây u nhú ở người. Tỷ lệ mắc bệnh UTCTC ở Việt Nam có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ hiện nhiễm HPV. Cho đến nay đã phát hiện khoảng 150 tuýp HPV, trong đó có hơn 30 tuýp thường lây lan qua quan hệ tình dục, một số ít trường hợp người bệnh không quan hệ tình dục, chỉ tiếp xúc ngoài da nhưng vẫn có nguy cơ bị lây nhiễm. Các tuýp thường gặp gây UTCTC là 16, 18, 31, 33 và 45. 

Sàng lọc để phát hiện bệnh sớm 

Trên thế giới, cứ 2 phút lại có một phụ nữ chết do UTCTC. Tại Việt Nam, ước tính cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc bệnh UTCTC và 11 trường hợp tử vong. Một trong những lý do dẫn đến tỷ lệ mắc UTCTC là do phụ nữ chưa được sàng lọc định kỳ và chưa có hệ thống để phát hiện sớm ung thư qua các xét nghiệm, kiến thức về phòng bệnh UTCTC ở phụ nữ còn hạn chế.

Do đó, sau các biện pháp dự phòng cấp 1 UTCTC bao gồm giảm lối sống tình dục có nguy cơ cao, quan hệ tình dục an toàn, tiêm vắc xin phòng HPV, tránh hoặc làm giảm các yếu tố nguy cơ khác như lập gia đình sớm, có con sớm, hút thuốc lá (kể cả chủ động và thụ động) thì biện pháp dự phòng cấp 2 nhằm sàng lọc phát hiện sớm bệnh UTCTC từ khi chưa có biểu hiện lâm sàng cũng vô cùng quan trọng. Vì khoảng thời gian hình thành và phát triển tổn thương tiền UTCTC tương đối dài từ 3-7 năm nên khi được sàng lọc phát hiện sớm các tổn thương này có thể xử trí và điều trị kịp thời, giúp giảm tỷ lệ mắc và tử vong do UTCTC. Cụ thể, sau khi được phát hiện, tổn thương tiền ung thư có thể được điều trị bằng các phương pháp cắt bỏ (khoét chóp bằng dao, dao điện, laser) hoặc phá hủy (áp lạnh, đốt điện, hóa hơi bằng laser).

Tiêm vắc xin phòng HPV cho bé gái tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai.

Ngoài ra, sàng lọc, phát hiện sớm UTCTC còn giúp giảm gánh nặng về kinh tế, tinh thần cho gia đình và xã hội.

Các biện pháp sàng lọc phát hiện sớm UTCTC bao gồm xét nghiệm tế bào cổ tử cung, quan sát cổ tử cung với dung dịch acid acetic, xét nghiệm HPV. 

Đối tượng và tần suất sàng lọc ung thư cổ tử cung

Phụ nữ nên được sàng lọc UTCTC trong độ tuổi 21 - 65 tuổi, đã quan hệ tình dục, ưu tiên nhóm phụ nữ nguy cơ trong độ tuổi 30-50.

Phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi thực hiện xét nghiệm tế bào học mỗi 3 năm 1 lần. Không cần thiết xét nghiệm HPV ở phụ nữ 21-29 tuổi vì tần suất nhiễm chủng HPV sinh ung thư ở tuổi này khoảng 20%, hầu hết trường hợp nhiễm HPV sẽ biến mất mà không cần can thiệp. Khi phát hiện nhiễm HPV sẽ gây ra lo lắng, tốn chi phí tái khám và xử trí không cần thiết.

Phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi nên thực hiện đồng thời xét nghiệm tế bào học và xét nghiệm HPV mỗi 5 năm hoặc có thể xét nghiệm tế bào học mỗi 3 năm 1 lần.

Trên 65 tuổi có thể ngừng sàng lọc nếu có: ít nhất 3 lần xét nghiệm sàng lọc có kết quả âm tính hoặc ít nhất 2 lần sàng lọc đồng thời bằng tế bào học và HPV có kết quả âm tính; không có kết quả xét nghiệm bất thường trong vòng 10 năm trước đó; đã cắt tử cung toàn phần vì bệnh lý lành tính.
Đối với phụ nữ đã tiêm phòng vắc xin HPV vẫn cần tuân thủ lịch trình sàng lọc ung thư cổ tử cung thường quy.

BS.Hồ Thị Hồng
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Phối hợp thực hiện tốt các chỉ tiêu trong công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản
[Video] Sàng lọc tiền sản giật – Bảo vệ mẹ và thai nhi an toàn
[Video] Tọa đàm: Nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản cho thanh, thiếu niên
Thai giáo đúng cách giúp bé phát triển khỏe mạnh
[Video] Tọa đàm: Tại sao nên khám phụ khoa định kỳ?
Polyp buồng tử cung – Kẻ thù thầm lặng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản
Những lưu ý đối với đái tháo đường thai kỳ
Sàng lọc trước sinh để phát hiện nguy cơ mắc hội chứng Down và một số bệnh lý khác
Sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp tránh mang thai ngoài ý muốn
Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì?
Nguy hiểm khi mang thai ngoài tử cung
Tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục vị thành niên, thanh niên
Có tới 53,6% các ca phá thai là mang thai ngoài ý muốn
Trầm cảm sau sinh – kẻ giết người thầm lặng
Tầm quan trọng của sàng lọc trước sinh và sơ sinh
Không chủ quan với căn bệnh “khó nói” ở phụ nữ
Chủ động tầm soát để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Ngày tránh thai Thế giới 26-9: Lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp để không mang thai ngoài ý muốn
Kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11-7: Nhật ký của em
Sàng lọc trước sinh và sơ sinh để có những đứa con khỏe mạnh
12
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN