Chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục (SKSS, SKTD) vị thành niên, thanh niên là vấn đề mà xã hội rất quan tâm, nếu các em không được cung cấp kiến thức đầy đủ sẽ dẫn đến tiềm ẩn nhiều nguy cơ, ảnh hưởng đến đạo đức lối sống, việc học hành, sức khỏe và chất lượng dân số của xã hội. 

Các em còn thiếu kiến thức về chăm sóc SKSS, SKTD

Hiện nay, tình trạng quan hệ tình dục sớm, tình dục không an toàn, mang thai ngoài ý muốn và nguy cơ lây nhiễm các bệnh tình dục ở lứa tuổi vị thành niên có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, kiến thức, kỹ năng cơ bản để bảo vệ sức khỏe của lứa tuổi này còn hạn chế. Hơn nữa, khi giáo dục về sức khỏe sinh sản cho các em, cha mẹ cũng thường có tâm lý e dè, né tránh, trong khi các em rất cần được hướng dẫn đầy đủ, sâu sắc. Khi có thắc mắc về những vấn đề “thầm kín”, các em sẽ có xu hướng tự lên mạng tìm hiểu hoặc tâm sự với bạn bè hơn là sẻ chia với cha mẹ, thầy cô. Do đó, gia đình, nhà trường cần cung cấp những thông tin chính thống, trang bị cho các em kỹ năng để bảo vệ bản thân.  

ThS tâm lý Hà Văn Phúc, Phòng Tham vấn Trường TH-THCS-THPT Đinh Tiên Hoàng (TP. Biên Hòa) chia sẻ, là người trực tiếp đứng lớp môn học Kỹ năng sống cho các em học sinh THCS-THPT mới thấy được những hạn chế của các em về biện pháp bảo vệ bản thân trước xâm hại tình dục, sức khỏe sinh sản vị thành niên, quan hệ tình dục trước hôn nhân. Thiếu sự quan tâm chia sẻ từ các bậc phụ huynh vì trong quan niệm của người lớn, thì đó là vấn đề nhạy cảm “không nên vẽ đường cho hươu chạy”. Mục đích qua những tiết dạy Kỹ năng sống là trang bị cho các em cách bảo vệ, nhận diện được tình huống mà các em đối mặt, và “vẽ cho hươu chạy đúng đường”.  

ThS. Hà Văn Phúc chia sẻ với các em học sinh Trường TH-THCS-THPT Đinh Tiên Hoàng về các kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản trong giờ học kỹ năng sống.

Theo BS Đinh Thị Vân - Phó trưởng Khoa Sức khỏe sinh sản, CDC Đồng Nai, tại mỗi cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đều triển khai cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản nói chung và SKSS, SKTD cho vị thành niên nói riêng; có cán bộ được đào tạo về chăm sóc SKSS, SKTD cho vị thành niên, thanh niên theo đúng Hướng dẫn Quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2016. Tuy nhiên hầu như các vị thành niên, thanh niên không tiếp cận do e ngại hoặc là các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình hiện nay tập trung chủ yếu vào những người đã kết hôn.  

Theo thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm, cả nước có khoảng 300 đến 400 ngàn ca phá thai ở độ tuổi 15-19 được ghi nhận, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên. Còn theo thông tin của Tổng cục Dân số, mặc dù tỷ lệ phá thai ở Việt Nam trong 10 năm trở lại đây giảm, song tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ vị thành niên, thanh niên lại có dấu hiệu gia tăng, chiếm hơn 20% các trường hợp phá thai. 

Cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ 

Để nâng cao hiệu quả của công tác chăm sóc SKSS, SKTD cho vị thành niên, Sở Y tế đã tham mưu xây dựng đề án “Chăm sóc SKSS, SKTD vị thành niên, thanh niên tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022-2025” với mục tiêu: Cải thiện tình trạng SKSS, SKTD của vị thành niên, thanh niên thông qua việc đẩy mạnh truyền thông, tư vấn và tăng cường cung cấp dịch vụ chuyên môn kỹ thuật có chất lượng, phù hợp với điều kiện học tập, làm việc và sinh hoạt của các nhóm vị thành niên, thanh niên, góp phần đưa vị thành niên, thanh niên trở thành một lực lượng lao động khỏe mạnh, phát huy hết tiềm năng để đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.    

“Đề án này cũng nhằm huy động tham gia của các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị- xã hội, các cơ quan truyền thông đại chúng để đầu tư nguồn lực và tạo môi trường xã hội thuận lợi cho công tác chăm sóc SKSS, SKTD cho vị thành niên, thanh niên. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác truyền thông, đặc biệt về kiến thức và thực hành đúng về tình dục an toàn phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và những dịch vụ liên quan đến SKSS, SKTD cho vị thành niên, thanh niên”. BS Vân cho biết.   

Theo ThS. Phúc, để hạn chế những tổn thương về tâm lý, sức khỏe cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên do mang thai ngoài ý muốn khi quan hệ tình dục không an toàn. Những chấn động, cú sốc tâm lý sẽ gây ra những hậu quả khôn lường khi các em còn quá trẻ. Ngoài việc giáo dục giới tính, các bậc cha mẹ không nên né tránh mà cần có sự cảm thông, cởi mở, khéo léo để đồng hành cùng nhà trường và xã hội trong việc hướng cho trẻ có những nhận thức đúng đắn về tình bạn, tình yêu, giúp các em phòng tránh trước những điều bất lợi có thể xảy ra đối với sức khỏe sinh sản, nhất là học sinh nữ.

Mai Liên

Share with friends

Bài liên quan

Phối hợp thực hiện tốt các chỉ tiêu trong công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản
[Video] Sàng lọc tiền sản giật – Bảo vệ mẹ và thai nhi an toàn
[Video] Tọa đàm: Nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản cho thanh, thiếu niên
Thai giáo đúng cách giúp bé phát triển khỏe mạnh
[Video] Tọa đàm: Tại sao nên khám phụ khoa định kỳ?
Polyp buồng tử cung – Kẻ thù thầm lặng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản
Những lưu ý đối với đái tháo đường thai kỳ
Sàng lọc trước sinh để phát hiện nguy cơ mắc hội chứng Down và một số bệnh lý khác
Sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp tránh mang thai ngoài ý muốn
Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì?
Cần sàng lọc để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Nguy hiểm khi mang thai ngoài tử cung
Có tới 53,6% các ca phá thai là mang thai ngoài ý muốn
Trầm cảm sau sinh – kẻ giết người thầm lặng
Tầm quan trọng của sàng lọc trước sinh và sơ sinh
Không chủ quan với căn bệnh “khó nói” ở phụ nữ
Chủ động tầm soát để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Ngày tránh thai Thế giới 26-9: Lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp để không mang thai ngoài ý muốn
Kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11-7: Nhật ký của em
Sàng lọc trước sinh và sơ sinh để có những đứa con khỏe mạnh
12

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN