Theo nghiên cứu trong giai đoạn 2020- 2021, tỷ lệ phá thai cao nhất là ở phụ nữ độ tuổi từ 25- 29 tuổi, tình trạng phá thai lặp lại còn khá phổ biến.

Theo Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), ước tính trong Điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2020-2021 cho thấy, tỷ lệ phá thai cao nhất là ở phụ nữ độ tuổi từ 25- 29 tuổi (9 lần/1.000 phụ nữ), tiếp theo là nhóm từ 20- 24 tuổi (7 lần/1.000 phụ nữ), rồi đến nhóm từ 30-39 tuổi (6 lần/1.000 phụ nữ). Nhóm vị thành niên từ 15- 19 tuổi có tỷ lệ phá thai là 1 lần/1.000 phụ nữ.

Đáng lo ngại là tình trạng phá thai không an toàn, trong điều kiện kém an toàn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe phụ nữ. Cụ thể, phá thai không an toàn có thể dẫn tới các hậu quả như: Sót thai gây rong huyết do không lấy hết toàn bộ phần phôi thai; rách cổ tử cung do thao tác thực hiện thô bạo, không đúng kỹ thuật gây viêm nhiễm, trường hợp nặng hơn có thể gây băng huyết đe dọa đến tính mạng của thai phụ; tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung do dụng cụ không được tiệt trùng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và có thể dẫn đến vô sinh; rối loạn kinh nguyệt hoặc không có kinh nguyệt do viêm dính tử cung; thủng tử cung; sốc do đau, do dùng thuốc trong quá trình thực hiện thủ thuật…

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ trong độ tuổi mang thai tại CDC Đồng Nai.

Thực tế trong các ca phá thai có tới 53,6 % là mang thai ngoài ý muốn. Trong khi đó, theo một nghiên cứu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện ở 36 quốc gia, có 2/3 số phụ nữ có phát sinh quan hệ tình dục, mà chưa sẵn sàng cho việc mang thai, đã ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai vì lo ngại về các tác dụng phụ, các tác động đến sức khỏe và khả năng thụ thai sau khi ngừng các biện pháp. Điều này dẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn gia tăng, là thực trạng rất đáng lo ngại.

Theo ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số- KHHGĐ, những năm qua Tổng cục Dân số -KHHGĐ đã xây dựng nhiều chương trình truyền thông hiệu quả, cung cấp kiến thức khoa học đã được kiểm chứng về ưu và nhược điểm của các phương pháp tránh thai hiện đại, xóa bỏ những quan niệm sai lầm cho phụ nữ, đặc biệt là trẻ em gái vị thành niên, đồng thời khuyến khích họ chủ động kiểm soát vấn đề sức khỏe sinh sản và tình dục của mình.

Tổng cục Dân số- KHHGĐ cũng đã triển khai chương trình truyền thông kế hoạch hóa gia đình vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2021-2025 bằng nhiều hình thức, gồm: Sản xuất các clip về việc tuyên truyền sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn; các thông tin, bài viết khoa học trên Fanpage, Zalo, Tiktok, Youtube "Truyền thông dân số" của Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình; series các clip giáo dục giới tính trên Youtube có sự tham gia của chuyên gia sản phụ khoa; phát sóng các số Radio trò chuyện cùng chuyên gia; phối hợp nhiều người nổi tiếng để thực hiện các số livestream trên fanpage cá nhân nhằm lan tỏa thông tin và ý thức tránh thai chủ động đến với nhiều các đối tượng phụ nữ hơn…

"Trong thời gian tới, việc thực hiện các mục tiêu về KHHGĐ vẫn tiếp tục là một nội dung quan trọng của công tác dân số, đặc biệt là chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ, đảm bảo đáp ứng đầy đủ và đa dạng các phương tiện tránh thai, xã hội hóa dịch vụ và các phương tiện tránh thai, đảm bảo tiếp cận dịch vụ thuận tiện, dễ dàng, giá cả phù hợp đối với các nhóm dân cư khác nhau, dần dần xóa bỏ khác biệt trong tiếp cận dịch vụ KHHGĐ giữa các vùng địa lý khác nhau nhằm mang lại lợi ích cho toàn bộ người dân, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào hiện đang sinh sống tại các vùng sâu, vùng xa" ông Nguyễn Doãn Tú cho biết.

T.N

Share with friends

Bài liên quan

Phối hợp thực hiện tốt các chỉ tiêu trong công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản
[Video] Sàng lọc tiền sản giật – Bảo vệ mẹ và thai nhi an toàn
[Video] Tọa đàm: Nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản cho thanh, thiếu niên
Thai giáo đúng cách giúp bé phát triển khỏe mạnh
[Video] Tọa đàm: Tại sao nên khám phụ khoa định kỳ?
Polyp buồng tử cung – Kẻ thù thầm lặng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản
Những lưu ý đối với đái tháo đường thai kỳ
Sàng lọc trước sinh để phát hiện nguy cơ mắc hội chứng Down và một số bệnh lý khác
Sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp tránh mang thai ngoài ý muốn
Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì?
Cần sàng lọc để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Nguy hiểm khi mang thai ngoài tử cung
Tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục vị thành niên, thanh niên
Trầm cảm sau sinh – kẻ giết người thầm lặng
Tầm quan trọng của sàng lọc trước sinh và sơ sinh
Không chủ quan với căn bệnh “khó nói” ở phụ nữ
Chủ động tầm soát để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Ngày tránh thai Thế giới 26-9: Lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp để không mang thai ngoài ý muốn
Kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11-7: Nhật ký của em
Sàng lọc trước sinh và sơ sinh để có những đứa con khỏe mạnh
12
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN