Xã hội phát triển, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện kéo theo nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng. Đáp ứng nhu cầu của người dân hàng loạt các cơ sở thẩm mỹ làm đẹp cũng mọc lên, tuy nhiên không phải cơ sở làm đẹp nào cũng đảm bảo vì vậy khi có nhu cầu làm đẹp người dân cần sáng suốt lựa chọn cơ sở uy tín, có giấy phép hoạt động, có đội ngũ y bác sĩ có trình độ… để được làm đẹp an toàn, chất lượng, tránh tình trạng “tiền mất, tật mạng”.

Biến chứng khi làm đẹp tại spa

BS.CKI Bùi Thị  Thảo, Khoa khám bệnh Bệnh viện Da liễu Đồng Nai cho biết, trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận và điều trị da cho khoảng 10 bệnh nhân do biến chứng của việc làm đẹp, trong đó có nhiều bệnh nhân có biến chứng nặng như da nổi các cục hạch do tiêm thuốc không tan, da sưng tấy mẩn đỏ… 

Chị Nguyễn Thị H. (38 tuổi, ở phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa) cho biết: “Do trước đây tôi sử dụng các loại mỹ phẩm không có nguồn gốc nên một thời gian sau da xuất hiện nhiều nám, khi ngưng sử dụng kem thì có hiện tượng da chảy xệ, lão hoá rất rõ. Tôi tìm đến một spa gần nhà để làm đẹp, thì được tư vấn tiêm căng bóng da mặt hay còn gọi là tiêm botox trẻ hóa da. Nghe lời tư vấn của chủ spa tôi đã chấp nhận tiêm căng bóng da với giá 7 triệu đồng, tuy nhiên sau khi tiêm dưới da xuất hiện các cục nhỏ li ti, tôi lo sợ nên phải tới Bệnh viện Da liễu để khám.

Tương tự chị N.T.N. cũng tiến hành điều trị nám da tại một spa gần nhà, tại đây chị được chủ spa điều trị bằng việc cho bôi kem và tiến hành đốt bằng Laze, nhưng quá trình điều trị chị bị xuất hiện các mẫn đỏ khắp mặt, sau khi đi khám tại Bệnh viện Da liễu thì được bác sĩ giải thích do dùng mỹ phẩm không hợp với da của chị nên bị dị ứng.

Theo BS Bùi Thị Thảo các trường hợp trên đều điều trị rất  khó. Vì các nốt dưới da, chúng tôi lại không biết loại thuốc mà spa sử dụng làm đẹp cho khách hàng, còn khách hàng thì cũng không rõ. Do vậy khi điều trị chúng tôi phải tiến hành kiểm tra nếu điều trị nội khoa được thì có thể điều trị nội khoa còn không thì phải phẫu thuật, vì để lâu những nốt này sẽ bị nhiễm trùng, viêm loét.  

Chăm sóc da cho phụ nữ tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai.

“Hiện nay một số tiệm spa thẩm mỹ vẫn tự ý làm các thủ thuật không đúng với chức năng cho phép. Kỹ thuật viên tiêm không phải là nhân viên y tế, không được đào tạo chuyên về lĩnh vực làm đẹp, một số chỉ học làm theo, hoặc chọn các sản phẩm trôi nổi dẫn tới các biến chứng cho khách hàng. Do đó khách hàng cần thận trọng khi chọn các cơ sở để làm đẹp” - BS Thảo khuyến cáo.

Nhận diện 3 nhóm làm đẹp để có cơ sở lựa chọn

BS Lê Quang Ánh, Trưởng phòng Nghiệp vụ Sở Y tế cho hay, do Sở Y tế không phải là đơn vị trực tiếp cấp giấy phép hoạt động cho các spa làm đẹp nên ngành Y tế cũng không biết trên địa bàn tỉnh có bao nhiêu spa. Ngành Y tế chỉ cấp giấy phép hoạt động cho các bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ, bệnh viện đa khoa có khoa thẩm mỹ và các phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ.  

Theo đó, toàn tỉnh chưa có bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ, cũng không có bệnh viện đa khoa nào có khoa thẩm mỹ đang hoạt động. Sở Y tế mới chỉ cấp giấy phép hoạt động cho 4 phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, gồm 3 phòng khám ở TP.Biên Hòa và 1 phòng khám ở TP.Long Khánh. Hiện trên địa bàn tỉnh chỉ có hơn 20 cơ sở dịch vụ thẩm mỹ đủ các điều kiện làm các thủ thuật. 

Theo quy định của pháp luật, ngoại trừ các bệnh viện thẩm mỹ, có thể chia các cơ sở cung ứng các “dịch vụ làm đẹp” thành 3 nhóm khác nhau, trong đó, có nhóm hoàn toàn không thuộc sự quản lý và cấp phép của ngành y tế, có nhóm phải được Sở Y tế cấp phép hoạt động, cụ thể:  

Nhóm 1 là cơ sở dịch vụ chăm sóc sắc đẹp: Đây là những cơ sở chăm sóc da (spa), cơ sở cắt tóc, gội đầu, làm móng… Những cơ sở này hoàn toàn không sử dụng thuốc gây tê dưới bất cứ dạng gì, không cần điều kiện quy định về y tế. Do đó, chỉ cần giấy phép kinh doanh do UBND quận, huyện cấp (nếu loại hình hộ kinh doanh cá thể) hoặc do Sở KH-ĐT (nếu loại hình doanh nghiệp), không cần Sở Y tế cấp Giấy phép hoạt động.

Nhóm 2 là cơ sở dịch vụ thẩm mỹ: Đây là những cơ sở thực hiện phun, xăm, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm. Những cơ sở này không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động, chỉ cần giấy phép kinh doanh do UBND quận, huyện cấp (nếu loại hình hộ kinh doanh cá thể) hoặc do Sở KH-ĐT (nếu loại hình doanh nghiệp).

Tuy nhiên, người thực hiện kỹ thuật phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp và phải có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ theo mẫu quy định gửi về Sở Y tế để được công khai trên cổng thông tin điện tử Sở Y tế trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày.

Nhóm 3 là Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: Đây là những cơ sở khám, chữa bệnh cung cấp các dịch vụ thẩm mỹ ngoại khoa (phẫu thuật thẩm mỹ) hoặc thẩm mỹ nội khoa (thẩm mỹ da) có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người) hoặc xăm, phun, thêu trên da nhưng có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm. Những cơ sở này, ngoài giấy phép kinh doanh do UBND quận, huyện cấp (nếu loại hình hộ kinh doanh cá thể) hoặc do Sở KH-ĐT cấp (nếu loại hình doanh nghiệp), khi hoạt động phải bắt buộc được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động và phê duyệt danh mục kỹ thuật theo quy định của pháp luật.  

“Trên thực tế có nhiều spa đã vượt quá phạm vi hành nghề theo quy định. Các cơ sở này không chỉ dừng lại ở lĩnh vực chăm sóc da mà còn thực hiện các phẫu thuật thẩm mỹ như: nâng mũi, cắt mí mắt, tiêm filler, nâng ngực, tân trang vùng kín...  chính vì vậy, người dân khi có ý định đi làm đẹp, nhất là thực hiện các kỹ thuật có xâm lấn cần lựa chọn cơ sở làm đẹp có uy tín, có giấy phép hoạt động, có bác sĩ, nhân viên y tế có tay nghề, có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn về làm đẹp, để được làm đẹp an toàn và chất lượng, tránh được những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra” - BS Ánh nhấn mạnh. 

Thanh Tú

Share with friends

Bài liên quan

Tìm hiểu về vi rút Herpes
[Infographic] Đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể, căng tin, bữa tiệc
Phương pháp Kangaroo mang lại nhiều lợi ích cho trẻ sinh non
Liên cầu lợn: Mối nguy hiểm ẩn sau những món ăn ưa thích
Làm gì khi trẻ bị hóc dị vật đường thở?
Chăm sóc trẻ đúng cách khi bị tiêu chảy
Can thiệp sớm có vai trò quan trọng cho cả trẻ tự kỷ, gia đình và xã hội
Đau lưng và những điều cần biết
[Video] Nội soi đại tràng – Chìa khóa phát hiện sớm ung thư đại tràng
Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao
Ngày Hội chứng Down thế giới năm 2025: Cải thiện hệ thống hỗ trợ của chúng ta
Hiến máu có ảnh hưởng tới sức khỏe không?
Cảnh giác với biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi ở trẻ em
Những dấu hiệu bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota cha mẹ cần lưu ý
Ngày Thính giác thế giới 3/3: Các biện pháp phòng bệnh điếc nghề nghiệp
Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách
Gánh nặng bệnh tật từ tác hại của thuốc lá mới
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm dịp Tết
Trẻ tăng động giảm chú ý – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Chăm sóc sức khỏe trẻ em trong những ngày Tết
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN