Đường có vị ngọt, nhưng ảnh hưởng sức khỏe của việc tiêu thụ đồ uống có đường thì không ngọt ngào như vậy. Sử dụng đồ uống có đường không kiểm soát sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh như thừa cân, béo phì, sâu răng, bệnh tim mạch,…

Đồ uống có đường – mối nguy hiểm thầm lặng cho sức khoẻ

Theo Tổ chức Y thế giới (WHO) đồ uống có đường là tất cả các loại đồ uống có chứa đường tự do, gồm có nước ngọt không chứa cồn (có ga hoặc không có ga), nước ép trái cây/rau củ, đồ uống từ trái cây/rau củ (dưới dạng đồ uống, chất cô đặc dạng lỏng và bột), nước có pha chế hương liệu, nước tăng lực và đồ uống cho người chơi thể thao, trà pha sẵn uống liền, cà phê pha sẵn uống liền và đồ uống sữa có pha chế hương liệu.

Theo Quy chuẩn Việt Nam về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn (National technical regulation for soft drinks) QCVN 6-2:2010/BYT: Nước ngọt (đồ uống có đường) là sản phẩm được pha chế từ nước với các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, có thể bao gồm CO2.

Thông thường khi bạn đọc trên nhãn mác của các sản phẩm có chứa đường trên thị trường bạn dễ bị hiểu lầm bởi chiêu trò của nhà sản xuất khi để thành phần “đường” dưới nhiều dạng tên gọi khác nhau: Glucose, Fructose, Galactose, Sucrose, Lactose, Maltose, Buttered syrup, Brown sugar, Corn syrup, Caramel, Dextrose, Dehydrated cane juice, Mannitol, Honey, Sorbitol,…

Một số đồ uống có đường cần hạn chế sử dụng.

Đồ uống có đường (ĐUCĐ) là dạng lỏng nên được cơ thể dung nạp một cách nhanh chóng khiến cơ thể không kịp ghi nhận lượng calo vừa nạp vào và gửi tín hiệu no đến não bộ giống như cách cơ thể phản ứng theo cơ chế điều khiển ngược của cơ thể với lượng calo từ thức ăn dạng đặc. Điều này có thể khiến một người tiếp tục ăn ngay cả khi đã uống ĐUCĐ với hàm lượng calo cao. Do đó, nếu không giảm năng lượng ăn vào từ các nguồn thực phẩm khác thì lượng calo dư thừa từ ĐUCĐ này sẽ góp phần gây ra thừa cân và béo phì, bởi chúng dễ dàng chuyển hóa thành chất béo trong cơ thể và được lưu trữ trong các mô khác nhau.  

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia dinh dưỡng, ĐUCĐ có thể mang lại cảm giác sảng khoái, ngon miệng, ăn được nhiều đồ ăn hơn đặc biệt là đồ chiên, nướng gây dư thừa năng lượng dẫn đến tích lũy mỡ, rối loạn chuyển hóa, là nguy cơ cho các bệnh không lây nhiễm như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường... Biến chứng nặng nề là bệnh tim mạch, nguyên nhân tử vong hàng đầu hiện nay, chiếm tới 33% nguyên nhân tử vong hàng năm.

Mức khuyến nghị sử dụng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lượng đường tự do trong khẩu phần của mỗi người chỉ nên chiếm không quá 10% và nên giảm xuống dưới 5% năng lượng trong một ngày để có các lợi ích tăng thêm về sức khỏe; tương đương với việc sử dụng dưới 25-50g đường tự do mỗi ngày với người lớn và dưới 12-25g đường mỗi ngày với trẻ em. Trẻ em từ 2 đến dưới 18 tuổi tiêu thụ đồ uống có đường giới hạn không quá 235ml mỗi tuần; đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi không nên tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào có thêm đường. 

Tuy nhiên, hiện nay trung bình một người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do/ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa (50g/ngày) và cao gần gấp đôi so với mức tiêu thụ là dưới 25g/ngày theo khuyến cáo của WHO. Còn qua điều tra về mức sống của hộ gia đình Việt Nam cho thấy 62,86% số hộ gia đình có tiêu dùng nước giải khát có đường. Kết quả điều tra toàn cầu về sức khỏe học sinh năm 2013, tỷ lệ học sinh Việt Nam thường xuyên sử dụng đồ uống có ga trong 30 ngày của lứa 13-17 tuổi trung bình là 31,1%, trong đó trẻ em nam là 35,1%, trẻ em gái là 27,6%.

Để tránh các mối nguy hiểm thầm lặng từ ĐUCĐ đối với sức khoẻ, người dân chúng ta cần giảm tiêu thụ ĐUCĐ ngay từ hôm nay.

Một số giải pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường

Dưới đây là một số giải pháp nhằm giảm tiêu thụ ĐUCĐ:

Đầu tiên, người dân nên sử dụng nước lọc, nước đóng chai, trà không đường thay cho các loại nước ngọt.

Tiếp theo, cần hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường tự do như các loại đường tự nhiên (đường nâu, đường tinh luyện, đường phèn…) và đồ uống có đường (bao gồm nước ngọt, trà và cà phê hòa tan…), bánh kẹo ngọt, mứt, xi-rô… Chọn các kích cỡ suất ăn của thực phẩm hoặc đồ uống có đường nhỏ hơn và giảm dần số lượng. Đọc nhãn dinh dưỡng, chọn các sản phẩm chứa lượng đường tự do ít hơn.

Bên cạnh đó, người dân nên hạn chế lượng đường thêm vào thức ăn khi nấu nướng và trên bàn ăn. Không cho thêm đường vào trà, cà phê hay bất kỳ đồ uống nào khác. Không cho thêm đường vào thức ăn, đồ uống của trẻ nhỏ.

Cuối cùng, người dân nên ăn trái cây tươi ít ngọt thay cho đồ ăn vặt có đường, chọn trái cây tươi thay vì trái cây sấy khô. 

BS. Hồ Thị Hồng
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Đông đảo người dân đưa trẻ đi uống vitamin A
Ăn quả thay rau – chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng
[Infographics] Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
[Infographics] Vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng, phát triển
Lợi ích của việc bổ sung vitamin A đối với trẻ
Ngày Vi chất dinh dưỡng 1-2/6: Dinh dưỡng phù hợp cho trẻ theo độ tuổi
Một số lưu ý về chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ ốm
Dinh dưỡng phù hợp cho trẻ theo độ tuổi
Vai trò của vi chất dinh dưỡng đối với trẻ em
Bổ sung vi chất dinh dưỡng đúng cách giúp trẻ phát triển toàn diện
Tầm quan trọng chế độ dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời cho trẻ
Bổ sung vi chất dinh dưỡng để nâng cao tầm vóc, sức khỏe và trí tuệ
Chế độ dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu
Dinh dưỡng giúp lấp đầy “khoảng trống miễn dịch” ở trẻ em
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sốt xuất huyết
Ngày Vi chất dinh dưỡng 1-2/6: Phòng ngừa thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ em
3 nguyên tắc ăn uống trong ngày Tết cho người bệnh đái tháo đường
Dinh dưỡng giúp trẻ phòng ngừa COVID-19 và giảm biến chứng khi mắc bệnh
Dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe trong mùa dịch COVID-19
Bổ sung dinh dưỡng tăng cường sức khỏe trong mùa dịch COVID-19
12

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN