Ở mỗi giai đoạn phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ thay đổi. Nếu có một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ theo từng độ tuổi, không chỉ giúp trẻ phát triển thể chất, chiều cao và cân nặng, còn giúp phòng ngừa các nguy cơ bệnh lý ở trẻ như béo phì, suy dinh dưỡng... Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ theo từng độ tuổi như thế nào, BS.CKI Trần Thị Ngần - Trưởng khoa Dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai sẽ chia sẻ về vấn đề này. 

Phóng viên: Bác sĩ có thể cho biết vai trò các chất dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ? 

BS.CKI Trần Thị Ngần: Những năm tháng đầu đời là thời điểm quan trọng để trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ và thể chất. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là nền tảng giúp trẻ phát triển toàn diện, khỏe mạnh và có khả năng học hỏi tốt hơn. Dinh dưỡng có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, chiều cao và cân nặng của trẻ, còn giúp phòng ngừa các nguy cơ bệnh lý ở trẻ… Theo đó, các chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể như: chất đạm (protein), béo (lipid), bột đường (glucid), vitamin (A, K, D, E, B, C…) và khoáng chất (canxi, magie, sắt…) 

PV: Thưa bác sĩ, thực đơn dinh dưỡng cho trẻ theo từng độ tuổi như thế nào cho phù hợp? 

BS.CKI Trần Thị Ngần: Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Theo đó, phụ huynh có con nhỏ nên áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi, sẽ giúp con phát triển một cách toàn diện cả thể chất lẫn trí tuệ.

Trẻ một tuổi được mẹ bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng trong bữa ăn. 

Trẻ dưới 6 tháng tuổi, cho bú mẹ hoàn toàn, không cho thêm bất cứ gì kể cả nước lọc. Trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi, thức ăn chính vẫn là sữa (800-1000ml), giai đoạn này phụ huynh tập cho trẻ ăn dặm. Trẻ từ 7 tháng – 9 tháng tuổi, sữa chiếm 70-80% năng lượng khẩu phần (800-900ml), đồng thời thêm 2 chén bột sệt và trái cây cho trẻ mỗi ngày.

Trẻ từ 9 tháng – 12 tháng tuổi, sữa chiếm 60-70% năng lượng khẩu phần (700-800ml), giai đoạn này mỗi ngày phụ huynh cho trẻ ăn thêm 3 chén bột/cháo đặc, trái cây, chế phẩm từ đậu nành, bánh…

Trẻ từ 12 tháng – 24 tháng tuổi, sữa chiếm 40-60% năng lượng khẩu phần (500-700ml), thêm 4 chén cháo đặc, trái cây, chế phẩm sữa, thức ăn khác.

PV: Bác sĩ có những lưu ý gì trong thực đơn cho trẻ qua từng giai đoạn? Những thực phẩm nên và không nên sử dụng cho trẻ thưa bác sĩ?

BS.CKI Trần Thị Ngần: Các nhóm thực phẩm cần được bổ sung đầy đủ là tinh bột, chất béo, đạm, chất khoáng và vitamin trong chế độ ăn của trẻ. Protein, glucid, lipid cần được cung cấp một cách cân đối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Mỗi mùa khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng có sự thay đổi ít nhiều, nên phụ huynh cần chú ý thay đổi thực đơn cho trẻ.

Phụ huynh nên sử dụng phong phú nguồn thực phẩm, cung cấp chất đạm động vật và thực vật, kết hợp nhiều loại rau, củ, quả khác nhau, sử dụng đa dạng các loại thực phẩm theo tháp dinh dưỡng khuyến cáo. 

Bên cạnh đó, những thực phẩm hạn chế sử dụng cho trẻ như: Các loại thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn: xúc xích, lạp xưởng,…; thức ăn nhanh, đồ uống có gas, bánh kẹo ngọt.

PV: Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng dành cho trẻ, khiến nhiều bậc cha mẹ phân vân. Bác sĩ có khuyến cáo gì về vấn đề này?   

BS.CKI Trần Thị Ngần: Thực phẩm chức năng cho trẻ không phải là thuốc, mà là những loại thực phẩm được sản xuất nhằm bổ sung thêm một số chất cần thiết cho trẻ. Thực phẩm chức năng được bổ sung những chất vi lượng và vitamin cùng với một số chất khác, tuy nhiên nó không thể thay thế được những loại thực phẩm trong chế độ ăn hằng ngày, cũng như không thể thay thế được thuốc điều trị. Tác dụng của thực phẩm chức năng chỉ được phát huy khi biết cách sử dụng phù hợp. Vì vậy, các bậc phụ huynh không nên lạm dụng và cần cân nhắc kỹ trước khi cho con của mình dùng bất cứ loại thực phẩm chức năng nào.

Cho trẻ uống thực phẩm chức năng không phải là biện pháp tối ưu trong việc tăng cường dinh dưỡng hay điều trị những bệnh lý. Thực phẩm chức năng cho trẻ không có quá nhiều tác dụng, nên phụ huynh cần cân nhắc khi sử dụng và cần được tư vấn với bác sĩ để có cách lựa chọn thực phẩm chức năng phù hợp.

Xin cảm ơn BS.CKI Trần Thị Ngần!

Sao Mai (Thực hiện) 

Share with friends

Bài liên quan

Ăn quả thay rau – chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng
Mối nguy hiểm thầm lặng từ đồ uống có đường đối với sức khỏe
[Infographics] Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
[Infographics] Vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng, phát triển
Lợi ích của việc bổ sung vitamin A đối với trẻ
Một số lưu ý về chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ ốm
Dinh dưỡng phù hợp cho trẻ theo độ tuổi
Vai trò của vi chất dinh dưỡng đối với trẻ em
Bổ sung vi chất dinh dưỡng đúng cách giúp trẻ phát triển toàn diện
Tầm quan trọng chế độ dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời cho trẻ
Bổ sung vi chất dinh dưỡng để nâng cao tầm vóc, sức khỏe và trí tuệ
Chế độ dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu
Dinh dưỡng giúp lấp đầy “khoảng trống miễn dịch” ở trẻ em
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sốt xuất huyết
Ngày Vi chất dinh dưỡng 1-2/6: Phòng ngừa thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ em
3 nguyên tắc ăn uống trong ngày Tết cho người bệnh đái tháo đường
Dinh dưỡng giúp trẻ phòng ngừa COVID-19 và giảm biến chứng khi mắc bệnh
Dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe trong mùa dịch COVID-19
Bổ sung dinh dưỡng tăng cường sức khỏe trong mùa dịch COVID-19
Chế độ dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu
12
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN