Rau quả là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ và một số chất chống oxy hóa cần thiết như: Beta caroten (tiền vitamin A), vitamin C, acid folic/Sắt, kali,… giúp bảo vệ cơ thể và tăng cường sức khỏe.

Ăn rau quả còn tốt cho hệ tiêu hóa, phòng chống béo phì, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng,…

Trong Tháp Dinh dưỡng cho người trưởng thành Việt Nam đã được Bộ Y tế phê duyệt, Viện Dinh dưỡng đưa ra khuyến nghị mức tiêu thụ rau quả là 480g - 560g/ngày (tương đương từ 6-7 đơn vị rau quả, mỗi đơn vị là 80g rau quả sống sạch, không tính phần thải bỏ như vỏ, hạt…).

Ăn ít rau và hoa quả được xem là nguyên nhân của 1,7 triệu trường hợp tử vong, chiếm 2,8% tổng số tử vong trên thế giới, là nguyên nhân của 19% số ung thư dạ dày ruột, 31% các bệnh thiếu máu cục bộ, 11% số trường hợp đột quỵ. Hơn 80% nguồn vitamin A sẵn có và gần 100% nguồn vitamin C được cung cấp từ rau quả.

Người dân nên ăn phối hợp các loại rau quả theo màu sắc khác nhau và thay đổi trong tuần. Ảnh minh họa.

Thực tế hiện nay, một số người, đặc biệt là trẻ nhỏ lại rất lười ăn rau, hay một số bạn trẻ, vẫn lạm dụng các loại đồ ăn nhanh vì sự hấp dẫn, béo ngậy mà bỏ qua một chế độ ăn có nhiều rau xanh. Thay vào đó, họ thường tìm đến hoa quả/ nước ép hoa quả để bổ sung vitamin, khoáng chất và vừa giúp tạo cảm giác ngon miệng, dễ ăn. Vậy, câu hỏi đặt ra, có nên ăn quả thay rau?

Hoa quả không thể thay thế cho rau xanh

Quả cung cấp năng lượng và lượng đường cao hơn rau và là nguồn vitamin C tốt do quả thường ăn sống, không bị hao hụt do chế biến như rau. Quả cũng có chứa chất xơ, tuy nhiên lượng chất xơ trong quả thấp hơn chất xơ trong rau. Đặc biệt, các chất xơ trong rau có cấu trúc mịn màng, hàm lượng cao hơn trong hoa quả giúp cho cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng có ở trong 3 nhóm thức ăn cơ bản (nhóm đạm, đường, béo). Nếu chỉ ăn đơn thuần các protein động vật, thì hiệu suất hấp thụ protein trên đường tiêu hóa chỉ là 70%, còn nếu ăn thêm rau thì hiệu suất hấp thụ protein sẽ đạt 90%.

Bên cạnh đó, một số rau gia vị còn có tác dụng chữa bệnh nhờ có các tinh dầu và kháng sinh thực vật. Ví dụ như: hành ta, hành tây, tỏi, củ cải, cà rốt, cà chua, bí ngô, ớt… 

Như vậy có thể thấy, rau có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ, dùng hoa quả thay thế cho rau xanh có thể dẫn tới chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng. Chính vì vậy không thể dùng hoa quả để thay thế rau xanh trong mỗi bữa ăn hàng ngày của gia đình. 

Chế biến và sử dụng rau quả như thế nào là đúng cách

Mỗi loại rau quả đều có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau, không một loại rau quả nào cung cấp đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Bởi vậy, người dân nên ăn phối hợp các loại rau quả theo màu sắc khác nhau và thay đổi trong tuần. Nên ăn rau quả đúng mùa, ăn rau quả tươi, mua và sử dụng trong ngày; hạn chế ăn trái cây sấy khô vì trái cây sấy khô có lượng đường cao gấp nhiều lần quả tươi cùng loại. Một ngày nên ăn cả rau lá và rau củ; không ăn quả thay rau hoặc ngược lại. Nên ăn quả chín dạng miếng/múi, các dạng khác như ép/xay hoặc vắt cung cấp ít chất xơ hơn. Ăn mặn tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp nên hạn chế chấm rau và quả để giảm lượng muối trong chế độ ăn. Hạn chế cho thêm đường vào trong sinh tố và nước ép rau quả. Trong bữa ăn, nên ăn rau trước khi ăn cơm. Ăn quả thay cho bánh, nước ngọt và các loại đồ ăn vặt khác.

Ngoài ra, tất cả các loại rau quả cần được rửa sạch trực tiếp dưới vòi nước chảy hoặc rửa trong chậu nhưng phải thay nước nhiều lần tới khi sạch trước khi chế biến. Không ngâm rau lâu trong nước, quả cần rửa sạch và gọt vỏ trước khi ăn. Nếu có phát hiện thấy rau quả có màu sắc, mùi vị lạ thì tuyệt đối không được dùng làm thức ăn cho người hoặc gia súc.

BS. Hồ Thị Hồng
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Đông đảo người dân đưa trẻ đi uống vitamin A
Mối nguy hiểm thầm lặng từ đồ uống có đường đối với sức khỏe
[Infographics] Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
[Infographics] Vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng, phát triển
Lợi ích của việc bổ sung vitamin A đối với trẻ
Ngày Vi chất dinh dưỡng 1-2/6: Dinh dưỡng phù hợp cho trẻ theo độ tuổi
Một số lưu ý về chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ ốm
Dinh dưỡng phù hợp cho trẻ theo độ tuổi
Vai trò của vi chất dinh dưỡng đối với trẻ em
Bổ sung vi chất dinh dưỡng đúng cách giúp trẻ phát triển toàn diện
Tầm quan trọng chế độ dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời cho trẻ
Bổ sung vi chất dinh dưỡng để nâng cao tầm vóc, sức khỏe và trí tuệ
Chế độ dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu
Dinh dưỡng giúp lấp đầy “khoảng trống miễn dịch” ở trẻ em
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sốt xuất huyết
Ngày Vi chất dinh dưỡng 1-2/6: Phòng ngừa thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ em
3 nguyên tắc ăn uống trong ngày Tết cho người bệnh đái tháo đường
Dinh dưỡng giúp trẻ phòng ngừa COVID-19 và giảm biến chứng khi mắc bệnh
Dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe trong mùa dịch COVID-19
Bổ sung dinh dưỡng tăng cường sức khỏe trong mùa dịch COVID-19
12
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN