Theo Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, trong 2 tháng đầu năm 2020, bệnh viện tiếp nhận hơn 1.800 bệnh nhân do tai nạn thương tích. Điều đáng nói vì là trong thời gian được nghỉ học, mặc dù tai nạn về giao thông có giảm nhưng tai nạn thương tích tại nhà lại gia tăng.

Gia tăng tai nạn tại nhà

Bác sĩ (BS) chuyên khoa II Phạm Đông Đoài, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình - bỏng, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, trung bình mỗi ngày khoa tiếp đón và điều trị cho khoảng 40 trẻ với nhiều chấn thương khá đa dạng ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Trong đó, các bệnh nhi bị chấn thương té, ngã, bỏng chiếm đa số và khá nặng, nhiều trường hợp để lại di chứng nặng nề.

Bé H.V. (2 tuổi, ngụ H.Xuân Lộc) là một trong những trường hợp bỏng điện nặng điển hình. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng ngón cái tay phải bị hoại tử toàn bộ. Các BS buộc phải tháo khớp ngón tay cho bệnh nhi. Tại bệnh viện, người nhà bé V. cho biết,  trong lúc chuẩn bị dời ổ điện để cắm quạt, không để ý bé V. vô tình nhét ngón tay vào ổ điện dẫn tới bị bỏng nặng.

Bác sĩ Phạm Đông Đoài, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình - bỏng, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đang khám bệnh cho trẻ bị bỏng.

Bé T.B. (9 tuổi, ngụ P.Long Bình Tân, TP.Biên Hòa) nhập viện vào ngày 6-2 do bị bỏng than độ hai vùng cẳng bàn chân hai bên. Chị Đ.T.N., mẹ của bé B. cho biết, khi 3 mẹ con đang nướng thịt bằng than củi, trong lúc chị loay hoay, 2 hai anh em V. trêu đùa rượt đuổi nhau và 2 chân của B. đã giẫm lên đống than đang cháy đỏ.

Hay bé V.A. (5 tuổi ở TP.Biên Hòa) té trong nhà bị chấn thương sọ não tụ máu phải mổ, hiện đang được điều trị tại Khoa Hồi sức của bệnh viện. 

Theo BS.Phạm Đông Đoài, tùy thuộc vào từng lứa tuổi mà các tai nạn thương tích mà trẻ gặp phải cũng khác nhau. Cụ thể, lứa tuổi trẻ nhỏ từ 1-5 tuổi thường bị bỏng do lửa, điện, nước sôi; lứa tuổi lớn hơn (6-10 tuổi) thường bị tai nạn do tiếp xúc với môi trường bên ngoài như gãy tay, chân do leo trèo, tai nạn giao thông. Đặc biệt, lứa tuổi dậy thì (14-15 tuổi) thường bị tai nạn giao thông với những chấn thương rất nặng như sọ não, ngực, bụng, gãy tay, chân…

Phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ

BS.Đoài khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần phải hết sức quan tâm đến an toàn của trẻ nhỏ, tránh tai nạn thương tích.  Trẻ ở lứa tuổi nhỏ cần có người lớn chăm sóc, đảm bảo các bậc thềm, cầu thang có lan can, tay vịn chắc chắn để phòng tránh trẻ té ngã; các ổ điện cần phải có hệ thống chống giật, thiết kế cao ngoài tầm với trẻ nhỏ…

Trẻ từ 3-5 tuổi là độ tuổi dễ bị tai nạn thương tích nhất. Đây là lứa tuổi mà trẻ thường tò mò, thích khám phá những điều xung quanh. Vì thế, nếu trông coi trẻ không kỹ, rất có thể trẻ sẽ bị kẹt tay vào cửa, bỏng nước sôi, điện giật, té ngã, ngộ độc... Vì vậy, người lớn cần tránh cho trẻ tiếp xúc với các vật sắc nhọn như dao, kéo. Trong gia đình, việc bố trí các ổ điện nên cao quá tầm với của trẻ hoặc phải được bịt kín khi không sử dụng. Khu vực nhà bếp cần có rào chắn đề phòng trẻ bị bỏng nước sôi hoặc những tai nạn có nguyên nhân từ lửa. Không nên cho trẻ chơi tiền xu và các vật dụng quá nhỏ, tránh tình trạng bé cho vào miệng, gây hóc.

Phụ huynh và người trông trẻ cần thiết phải trang bị những kiến thức sơ đẳng trong xử lý tai nạn thương tích cho trẻ vì thực tế đã có những trường hợp do xử trí sai mà tình trạng bệnh nặng thêm. Chẳng hạn như đối với trẻ bị bỏng, nhiều người cho rằng phải bôi mỡ động vật, mỡ trăn, thậm chí là tưới nước mắm lên vết thương mà không biết rằng chỉ cần xối nước lạnh là đủ.

Đối với các trẻ lớn hơn thì hạn chế cho trẻ đi ra ngoài, tránh tụ tập những chỗ đông người. Phụ huynh cần trang bị cho trẻ các kỹ năng phòng ngừa bệnh Covid-19 như: đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng…

Thanh Tú

Share with friends

Bài liên quan

Khắc phục khó khăn đảm bảo nguồn nước sạch sinh hoạt cho người dân
Tăng cường đảm bảo nguồn nước sạch sinh hoạt cho người dân
Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân 2/7: Nâng cao nhận thức và hành vi của người dân về vệ sinh và nước sạch
Nước sạch và vệ sinh cần thiết cho sự phát triển của trẻ em
Chủ động phòng chống đuối nước cho trẻ khi hè về
Đảm bảo nguồn nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của người dân
Tầm quan trọng của việc quan trắc môi trường lao động
Giảm thính lực do tiếng ồn và cách phòng ngừa
Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe
[Infographic] Hướng dẫn xử lý nước hộ gia đình bằng các biện pháp đơn giản
Bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng
Quan tâm công tác y tế học đường
Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân 2/7: Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân để phòng chống dịch bệnh
Tăng cường kiểm soát yếu tố nguy hại nơi làm việc
Phòng ngừa tai nạn lao động
Không khí ô nhiễm: Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe?
Ngày vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân 2/7: Tăng cường các giải pháp đảm bảo nguồn nước sạch
Hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới 5/6: Xây dựng trạm y tế xanh - sạch - đẹp
Bất cập y tế học đường
1
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN