Phụ nữ có thai và trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị thiếu vi chất dinh dưỡng, gây ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ. Đối với trẻ em, thiếu vi chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng (SDD), còi xương, mắc bệnh thiếu máu, khô mắt, chậm phát triển thể lực và trí thông minh.

Thống kê trẻ dưới 5 tuổi tại Đồng Nai cho thấy, có 5% trẻ bị SDD cân nặng, 15% trẻ bị SDD chiều cao. Phụ huynh cần điều chỉnh bữa ăn đầy đủ 4 nhóm chất để cung cấp dinh dưỡng cho trẻ.

Hơn 15% trẻ dưới 5 tuổi bị SDD chiều cao 

Do điều kiện gia đình, vợ chồng anh Hà Văn Hưng  (P.Hố Nai, TP.Biên Hòa) phải gửi cả 3 con về quê cho ông bà chăm sóc. Hè năm nay, vợ chồng anh tranh thủ đón con trai đầu vào Đồng Nai chơi với bố mẹ. Cậu bé H.H.H (con của anh Hưng) đã gần 10 tuổi nhưng thân hình nhỏ bé chỉ bằng đứa trẻ tầm 6 tuổi. Anh Hưng đã gác lại công việc để đưa con đến khám tại Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Qua cân đo, cậu bé chỉ nặng 17kg và cao 1,17m, bác sĩ xác định bé H. bị suy dinh dưỡng độ 3 (mức độ nặng nhất). 

Sau khi thăm khám, bác sĩ và điều dưỡng đã hướng dẫn cho anh Hưng cách điều chỉnh chế độ ăn uống nhằm giúp con trai bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời, bởi đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự phát triển, quyết định đến chiều cao trưởng thành của bé. Theo đó, bác sĩ đã đề nghị một số chế độ dinh dưỡng như: bổ sung rau trong bữa ăn hằng ngày, uống đủ nước, không để bé bị táo bón; mỗi bữa ăn cần được bổ sung 1 muỗng dầu ăn để cung cấp năng lượng; ăn thêm mỗi ngày từ 1 đến 2 quả trứng gà; mỗi ngày uống 3 cữ sữa; bổ sung đủ lượng đạm (thịt, cá); mỗi bữa ăn không được kéo dài quá 30 phút; xổ giun định kỳ, ngủ sớm, tăng cường vận động…  

Bác sĩ tư vấn, hướng dẫn cho anh Hưng cách điều chỉnh chế độ ăn uống nhằm giúp con trai bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời.

Bé H. không phải là trường hợp trẻ SDD hiếm hoi đến khám tại Khoa Dinh dưỡng này. Theo thống kê của Khoa, trong 5 tháng đầu năm nay, có 400 trẻ đến khám tại khoa, trong đó có 88 bé SDD độ 2 (chiếm 22%). Đa phần phụ huynh đưa trẻ đến khám vì trẻ biếng ăn chứ không phải vì nghĩ rằng trẻ bị SDD. Tuy nhiên, qua khám cân đo đã xác định trẻ bị SDD (đối chiếu theo Chỉ số bảng chuẩn năm 2007 của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO).

Còn theo số liệu thống kê của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai trong 3 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh có hơn 242.600 trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó có hơn 234.000 trẻ được cân đo (chiếm 96,57%). Kết quả, có 12.445 trẻ bị suy dinh dưỡng (SDD) cân nặng (chiếm 5,13% tổng số trẻ dưới 5 tuổi). Số lượng trẻ dưới 5 tuổi bị SDD chiều cao là gần 37.000 trẻ (chiếm hơn 15% tổng số trẻ dưới 5 tuổi). Có hơn 1.960 trẻ bị thừa cân béo phì.

Theo BS CKI. Ma Va Liên, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, có 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng SDD ở trẻ. Nhóm nguyên nhân thứ nhất là do quá trình nuôi dưỡng trẻ: không được bú mẹ trong 6 tháng đầu; ăn dặm không đúng cách (quá sớm hoặc quá muộn), không đủ chất; kiêng khem quá mức trong lúc trẻ bị bệnh…

Nguyên nhân thứ 2 là do bệnh lý: trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiêu hóa khiến trẻ không hấp thu hoặc tăng chuyển hóa; các bệnh không nhiễm trùng nhưng làm tăng chuyển hóa; bệnh làm mất chất dinh dưỡng (hội chứng ruột ngắn, bị rò đường tiêu hóa); trẻ bị các bệnh lý mãn tính…

Ngoài ra, nguyên nhân góp phần làm trẻ bị SDD: trẻ sinh non, trẻ bị dị tật bẩm sinh, không được chủng ngừa đúng, đủ…

Cần chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ

Trong thai kỳ, nếu thai phụ không chăm sóc tốt cho sức khỏe bản thân để xảy ra tình trạng SDD thì rất có thể bé sẽ bị SDD từ trong bào thai (trẻ sinh ra đủ tháng mà có cân nặng từ 2,5kg trở xuống thì bị xác định là SDD từ bào thai). Đây là 1 bất lợi lớn đối với trẻ. Thống kê trong 3 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 115 trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2,5kg (chiếm 1,25% tổng số trẻ sơ sinh toàn tỉnh). 

Nếu có chế độ cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho bé thì trong 3 năm đầu đời trẻ có thể tăng nhanh về chiều cao, cân nặng (thông thường trẻ tăng 25cm chiều cao trong năm đầu tiên; năm thứ hai tăng khoảng 12cm, năm thứ ba tăng khoảng 8-10cm). Nếu để đến 4, 5 tuổi mới cho trẻ đi khám dinh dưỡng thì khi đó sẽ khó can thiệp, cải thiện hơn.

BS.CKI Ma Va Liên, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đang khám dinh dưỡng cho bé H.H.H.

Do đó, giải pháp đầu tiên để hạn chế tình trạng SDD ở trẻ em là cần phải chú ý dinh dưỡng của người mẹ trước khi mang thai, trong khi mang thai và cả trong quá trình nuôi con nhỏ.

Trong chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, cần ưu tiên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và kéo dài ít nhất 2 năm, chỉ cho trẻ sử dụng sữa công thức khi tình trạng không đủ sữa mẹ. Hiện nay, tỷ lệ này vẫn còn rất thấp. Thống kê 3 tháng đầu năm 2022 cho thấy, toàn tỉnh có gần 9.700/17.770 trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú mẹ hoàn toàn (chiếm 48,96%). 

BS.CKI Ma Va Liên đưa ra lời khuyên: “Cần “tô màu” cho bữa ăn của trẻ. Một bữa ăn nhiều màu sắc thì chứa được đầy đủ chất ở trong đó hơn. Trẻ cần được ăn đủ 4 nhóm: bột đường, đạm, béo, vitamin – khoáng chất. Khi trẻ bị bệnh thì không nên kiêng khem quá mức mà phải được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Chăm sóc, nuôi dưỡng bé trong môi trường sạch sẽ, xổ giun định kỳ và chủng ngừa đầy đủ”.  

BS Liên cũng khuyến nghị, phụ huynh cần theo dõi biểu đồ tăng trưởng thường xuyên cho trẻ bằng cách cân đo hằng tháng. Nếu trẻ có dấu hiệu bị chựng lại thì cần điều chỉnh ngay chế độ dinh dưỡng. Nếu sau khi điều chỉnh mà trẻ vẫn không cải thiện thì cần cho trẻ đi khám dinh dưỡng.

Hoàn Lê

Share with friends

Bài liên quan

Ăn quả thay rau – chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng
Mối nguy hiểm thầm lặng từ đồ uống có đường đối với sức khỏe
[Infographics] Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
[Infographics] Vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng, phát triển
Lợi ích của việc bổ sung vitamin A đối với trẻ
Ngày Vi chất dinh dưỡng 1-2/6: Dinh dưỡng phù hợp cho trẻ theo độ tuổi
Một số lưu ý về chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ ốm
Dinh dưỡng phù hợp cho trẻ theo độ tuổi
Vai trò của vi chất dinh dưỡng đối với trẻ em
Bổ sung vi chất dinh dưỡng đúng cách giúp trẻ phát triển toàn diện
Tầm quan trọng chế độ dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời cho trẻ
Bổ sung vi chất dinh dưỡng để nâng cao tầm vóc, sức khỏe và trí tuệ
Chế độ dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu
Dinh dưỡng giúp lấp đầy “khoảng trống miễn dịch” ở trẻ em
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sốt xuất huyết
3 nguyên tắc ăn uống trong ngày Tết cho người bệnh đái tháo đường
Dinh dưỡng giúp trẻ phòng ngừa COVID-19 và giảm biến chứng khi mắc bệnh
Dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe trong mùa dịch COVID-19
Bổ sung dinh dưỡng tăng cường sức khỏe trong mùa dịch COVID-19
Chế độ dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu
12
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN