Dịch bệnh sốt xuất huyết hiện đang diễn biến phức tạp, số ca mắc tại Đồng Nai có xu hướng tăng cao. Bên cạnh chủ động phòng bệnh thì việc phát hiện điều trị sớm và chăm sóc dinh dưỡng rất cần thiết cho người bệnh sốt xuất huyết.

ThS-BS Phí Thị Lệ Tân, Khoa Nội - Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai cho biết, bệnh sốt xuất huyết hiện chỉ điều trị triệu chứng, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng để nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ bị bệnh nặng, giúp người bệnh nhanh hồi phục hơn.

Theo đó, khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường bị sốt cao kèm theo đau đầu, đau khớp… nên rất mệt mỏi, chán ăn. Tình trạng sốt cao làm tăng nguy cơ mất nước nên cần bù nước đầy đủ (2-3 lít/ngày).

Người bệnh nên uống các loại nước lọc, nước canh, nước dừa tươi, nước ép trái cây (như cam, bưởi, chanh). Nước dừa chứa nhiều khoáng chất tốt giúp bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp mất nước do sốt cao.

Các loại nước ép cam, chanh, bưởi cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C tăng cường sức đề kháng, giúp vững bền thành mạch, rất tốt cho người bệnh sốt xuất huyết.

Bác sĩ dặn dò phụ huynh cách chăm sóc trẻ sau khi điều trị khỏi bệnh sốt xuất huyết và xuất viện. 

Bệnh nhân sốt xuất huyết cần lượng protein cao để phục hồi nhanh chóng. Vì vậy, trong chế độ ăn của người bệnh cần tăng cường thực phẩm giàu protein như: trứng, thịt, cá, sữa… Cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm (thịt bò, gà…) để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Tuy nhiên, khi bị ốm sốt, người bệnh thường khó ăn, ăn không cảm thấy ngon. Do đó, các món ăn nên nấu dưới dạng lỏng và mềm như cháo, súp để người bệnh dễ ăn và dễ hấp thu hơn. Nên ăn ít một, chia làm nhiều bữa trong ngày. Các bữa phụ có thể uống thêm sữa để bổ sung dinh dưỡng.

Người bệnh nên tránh các thức ăn, đồ uống có màu đỏ sẫm như tiết, củ dền… Những thực phẩm này dễ gây nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa. 

Đối với trẻ còn bú mẹ, cần tiếp tục cho trẻ bú như bình thường. Trẻ trong độ tuổi ăn dặm, cha mẹ nên nấu đa dạng nhiều món ăn, ưu tiên thực phẩm giàu vitamin D, A, kẽm, sắt… Cần cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, chia nhỏ thành nhiều bữa ăn. Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như: Cháo, súp, sữa...

Ngoài bữa ăn chính nên cho trẻ uống thêm sữa, nước cam hoặc sinh tố để bổ sung vitamin và khoáng chất.

Một trong những biến chứng hay gặp khi bị sốt xuất huyết là giảm tiểu cầu. Số lượng tiểu cầu trong bệnh sốt xuất huyết giảm vì các tế bào máu bị ảnh hưởng bởi vi rút gây tổn thương tiểu cầu. Các kháng thể được tạo ra trong giai đoạn này đã phá hủy một số lượng lớn tiểu cầu trong thời gian người bệnh bị sốt xuất huyết.

Để giúp cơ thể sản sinh lượng tiểu cầu nhiều hơn, người bệnh sốt xuất huyết nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C (cam, chanh, bưởi; kiwi, dâu tây, súp lơ xanh, rau bina), vitamin A (trứng, sữa, cá, thịt, gan lợn, tôm…; các loại rau có màu xanh sẫm như: rau ngót, rau muống, rau dền, rau bí; các loại củ quả có màu vàng như: gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài… ) , vitamin  K (rau bina, măng tây, bông cải xanh, cải xoăn; các loại đậu, đậu nành…); folate (có nhiều trong trứng, măng tây, ngũ cốc, cam, rau bina và cải xoăn), sắt (có nhiều trong các thực phẩm như: thịt, tim, gan, cá, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô, trái cây khô...)

“Khi bệnh nhân được xuất viện là bệnh nhân đã qua thời kỳ nguy hiểm, nhưng ở giai đoạn hồi phục này bệnh nhân vẫn còn triệu chứng mệt mỏi, do đó khi được về nhà người bệnh cần tiếp tục theo dõi, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhất là thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất; tập thể dục, ngủ nghỉ điều độ để nâng cao sức khỏe, sớm hồi phục”, BS Phí Thị Lệ Tân khuyên.  

Gia Nhi

Share with friends

Bài liên quan

Ăn quả thay rau – chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng
Mối nguy hiểm thầm lặng từ đồ uống có đường đối với sức khỏe
[Infographics] Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
[Infographics] Vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng, phát triển
Lợi ích của việc bổ sung vitamin A đối với trẻ
Ngày Vi chất dinh dưỡng 1-2/6: Dinh dưỡng phù hợp cho trẻ theo độ tuổi
Một số lưu ý về chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ ốm
Dinh dưỡng phù hợp cho trẻ theo độ tuổi
Vai trò của vi chất dinh dưỡng đối với trẻ em
Bổ sung vi chất dinh dưỡng đúng cách giúp trẻ phát triển toàn diện
Tầm quan trọng chế độ dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời cho trẻ
Bổ sung vi chất dinh dưỡng để nâng cao tầm vóc, sức khỏe và trí tuệ
Chế độ dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu
Dinh dưỡng giúp lấp đầy “khoảng trống miễn dịch” ở trẻ em
Ngày Vi chất dinh dưỡng 1-2/6: Phòng ngừa thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ em
3 nguyên tắc ăn uống trong ngày Tết cho người bệnh đái tháo đường
Dinh dưỡng giúp trẻ phòng ngừa COVID-19 và giảm biến chứng khi mắc bệnh
Dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe trong mùa dịch COVID-19
Bổ sung dinh dưỡng tăng cường sức khỏe trong mùa dịch COVID-19
Chế độ dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu
12
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN