Theo Tổng cục Dân số Kế hoạch hoá gia đình, Bộ Y tế hàng năm có tới 1/3 trong số các trường hợp mang thai trên thế giới là mang thai ngoài ý muốn; 36% độ tuổi vị thành niên cho biết có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ, trong khi tỷ lệ bệnh lây truyền qua đường tình dục cao nhất ở độ tuổi dưới 25.   

Lợi ích của phòng tránh thai 

Chủ động trong việc sinh con: việc phòng tránh thai sẽ giúp phụ nữ chủ động trong việc sinh đẻ của mình như chủ động trong thời gian sinh đẻ, khoảng cách sinh và số lượng con sinh ra. 

Tránh được những tai biến sản khoa và các bệnh lây truyền qua đường tình dục: nhờ việc không sinh con sớm, quá dày, quá nhiều hay quá muộn, đặc biệt khi người phụ nữ chưa phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn sinh lý nên sẽ hạn chế được các tai biến cho bà mẹ và thai nhi. Đẻ quá muộn thì làm tăng tỉ lệ dị tật thai. Đẻ quá nhiều và dày khiến cho phụ nữ hao mòn, dễ bị tai biến khi sinh đẻ, thậm chí là thai chết lưu và suy dinh dưỡng…

Phòng tránh thai giúp nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình: lợi ích của việc phòng tránh thai giúp mỗi gia đình có đủ 2 con, không sinh quá nhiều. Từ đó, có điều kiện để chăm sóc, giáo dục con cái tốt hơn. Nâng cao được đời sống, kinh tế của mỗi gia đình. Do có sức khỏe, văn hóa và kinh tế tốt, chị em phụ nữ và các cặp vợ chồng có đủ điều kiện để thực hiện quyền hưởng thụ và bồi dưỡng sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản. 

Các biện pháp tránh thai an toàn hiện nay 

Hiện có rất nhiều biện pháp tránh thai và việc lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp là rất quan trọng. Có 5 biện pháp tránh thai phổ biến nhất hiện nay, cụ thể:

Dụng cụ tử cung (còn gọi là vòng tránh thai): Ưu điểm là hiệu quả tránh thai rất cao; khả năng mang thai trở lại sớm khi tháo ra; tác dụng kéo dài từ 5-10 năm. Nhược điểm là không phù hợp với người chưa sinh lần nào; đặt vào, tháo ra phải được thực hiện tại cơ sở y tế. 

Bao cao su: là biện pháp giúp phòng tránh thai đồng thời phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS. Tuy nhiên mỗi bao cao su chỉ dùng được một lần khi giao hợp; có thể rách, vỡ bao khi giao hợp.  

Thuốc uống tránh thai: Hiện thuốc uống tránh thai hàng ngày có hai loại. Loại thứ nhất là sự kết hợp của hai hormone progestin và estrogen (viên kết hợp), loại thứ 2 chỉ chứa progestin. Đây là biện pháp tránh thai đem lại hiệu quả cao, ít tác dụng phụ. Mặc dù vậy, khi áp dụng biện pháp này, chị em phải uống thuốc hàng ngày vào một giờ nhất định nên khá phiền phức, nếu quên sẽ làm cho việc tránh thai thất bại.  

Nang(que) cấy tránh thai: Que cấy tránh thai là một que nhựa (có kích thước bằng que diêm), chứa progestin. Đây là một biện pháp tránh thai lâu dài. Que sẽ được bác sĩ cấy vào dưới da vùng cánh tay. Khi có kế hoạch sinh em bé trở lại, chị em vẫn có thể mang thai sau khi gỡ que cấy ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng que cấy tránh thai, nhiều phụ nữ bị rong kinh trong vòng một năm đầu tiên. 

Miếng dán tránh thai: là biện pháp tránh thai tạm thời. Chứa hormone progestin và estrogen. Dùng 3 miếng dán mỗi tháng, mỗi tuần thay miếng dán một lần và ngưng sử dụng trong vòng 1 tuần.

Ngoài ra còn có các biện pháp tránh thai khác như thuốc tiêm tránh thai, cho bú vô kinh, triệt sản nam, triệt sản nữ,… nhưng ngoài biện pháp sử dụng bao cao su, các biện pháp khác đều không thể ngăn ngừa được các bệnh lây qua đường tình dục và HIV/AIDS.  

Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau, để chọn được biện pháp phù hợp, các cặp vợ chồng cần có kiến thức đầy đủ về từng phương pháp tránh thai, đi khám sức khỏe sinh sản và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

BS. Hồ Thị Hồng (CDC Đồng Nai) 

Share with friends

Bài liên quan

Phối hợp thực hiện tốt các chỉ tiêu trong công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản
[Video] Sàng lọc tiền sản giật – Bảo vệ mẹ và thai nhi an toàn
[Video] Tọa đàm: Nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản cho thanh, thiếu niên
Thai giáo đúng cách giúp bé phát triển khỏe mạnh
[Video] Tọa đàm: Tại sao nên khám phụ khoa định kỳ?
Polyp buồng tử cung – Kẻ thù thầm lặng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản
Những lưu ý đối với đái tháo đường thai kỳ
Sàng lọc trước sinh để phát hiện nguy cơ mắc hội chứng Down và một số bệnh lý khác
Sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp tránh mang thai ngoài ý muốn
Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì?
Cần sàng lọc để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Nguy hiểm khi mang thai ngoài tử cung
Tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục vị thành niên, thanh niên
Có tới 53,6% các ca phá thai là mang thai ngoài ý muốn
Trầm cảm sau sinh – kẻ giết người thầm lặng
Tầm quan trọng của sàng lọc trước sinh và sơ sinh
Không chủ quan với căn bệnh “khó nói” ở phụ nữ
Chủ động tầm soát để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11-7: Nhật ký của em
Sàng lọc trước sinh và sơ sinh để có những đứa con khỏe mạnh
12
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN