Theo các bác sĩ, hiện nay bệnh dại chưa có thuốc chữa, để chủ động phòng chống bệnh dại tiêm vắc xin vẫn là biện pháp duy nhất và hiệu quả nhất. Không chỉ đối với những người bị chó, mèo cắn, mà  những người chưa bị chó, mèo cắn như bác sĩ thú y, người chăn nuôi động vật hoang dại… cũng cần tiêm vắc xin để phòng bệnh.

Người dân chủ động phòng bệnh dại 

Sau khi bị chó hàng xóm cắn, bà Lê Thị Dào, 63 tuổi, ngụ phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa đã đến CDC Đồng Nai chích ngừa vắc xin dại. Bà Dào cho biết, mặc dù chó nhà hàng xóm đã chích ngừa dại đầy đủ, nhưng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và yên tâm hơn, sau khi xử lý vết thương bà vẫn nói con chở đến CDC Đồng Nai để chích ngừa.

Còn trường hợp bé Lê Gia Bảo, 7 tuổi, ngụ xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu trong lúc đang chơi cùng các bạn trong xóm thì bị chó nhà kế bên lao vào cắn. Do ba mẹ bận đi làm nên bé Bảo được bà ngoại đưa đi chích ngừa phòng dại. Bà ngoại bé Bảo cho hay, 2 năm trước bé cũng bị mèo cắn gia đình đã đưa cháu đi chích ngừa, nay bị chó cắn bà đưa bé đi tiêm cho yên tâm. “Cứ theo sự hướng dẫn và khuyến cáo của bác sĩ sau khi bị chó, mèo cắn cần phải đi chích ngừa càng sớm càng tốt để phòng bệnh” – bà của bé Bảo nói.

Bác sĩ Đinh Thị Hợi, Phòng khám đa khoa, CDC Đồng Nai cho biết thời gian gần đây người dân đã có ý thức hơn trong việc phòng bệnh dại sau khi bị chó mèo cắn, đặc biệt sau khi trên địa bàn P. Tân Phong, TP. Biên Hòa có trường hợp chết nghi dại sau khi bị chó cắn vào cuối năm 2022. 

BS Đinh Thị Hợi kiểm tra vết thương bị chó cắn cho bé Lê Gia Bảo ngụ xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu.

Ông Nguyễn Trường Giang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - thú y Đồng Nai cho hay, công tác phòng, chống bệnh dại vẫn là ý thức của người dân. Do đó, công tác tuyên truyền hết sức quan trọng, để làm sao người dân hiểu được đã nuôi chó, mèo là phải tiêm phòng dại; chó, mèo khi đi ra cộng đồng phải rọ mõm và có người dắt. Thời gian tới, ngoài việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và các chế tài xử phạt, ngành thú y sẽ phối hợp địa phương tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao y thức người dân tiêm phòng dại cho chó, mèo và tiêm dại sau khi bản thân bị chó, mèo cắn. 

Tiêm vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt

Theo BS Hợi, ngay sau khi bị chó, mèo cắn hay cào cần phải đi khám ngay, vì có trường hợp chó cắn vào ngay vị trí dây thần kinh như: đầu, mặt, cổ, bộ phận sinh dục hoặc đầu ngón tay, ngón chân. Bệnh dại là một bệnh tổn thương cấp tính hệ thần kinh trung ương và tử vong 100% nếu không chích ngừa vắc xin kịp thời. Hiện nay, trên thế giới chưa có thuốc chữa, do đó vắc xin vẫn là biện pháp duy nhất và hiệu quả để phòng bệnh và người dân nên tiêm càng sớm càng tốt. 

Cũng theo BS Hợi, 2 trường hợp nên đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại đó là trước phơi nhiễm và sau phơi nhiễm. Trước phơi nhiễm là những người chưa bị chó, mèo cắn, cào (như bác sĩ thú y, người chăn nuôi động vật hoang dại hoặc những người tiếp xúc với lông thú hoang dại) nên tiêm phòng phác đồ dự phòng, vì mình tiếp xúc thường xuyên, nguy cơ bất kỳ lúc nào mình cũng có thể bị. Trường hợp thứ 2 bị phơi nhiễm (người đã bị chó, mèo cắn, cào hoặc có vết thương tiếp xúc các chất tiết động vật hoang dại…) nên đi khám tiêm phòng dại càng sớm càng tốt.

Người dân đến chích vắc xin phòng dại tại CDC Đồng Nai sau khi bị chó cắn.

“Ngay sau khi bị chó, mèo cắn ngoài việc đi chích ngừa dại, theo dõi động vật ở nhà thì việc xử lý vết thương rất quan trọng, người dân không tự ý đi lấy nọc, đắp lá, đắp tỏi tránh dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe. Đối với vết thương bình thường chảy máu ít rửa nước xà bông dưới vòi nước chảy 15 phút, sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn y tế như: cồn 70 độ, Povidine và đi khám, chích ngừa phòng dạị. Ngoài tiêm vắc xin dại, bác sĩ sẽ xem vết thương có nguy cơ nhiễm trùng, khuẩn và uốn ván hay không, nếu có sẽ cho người dân tiêm thêm mũi uốn ván. Còn vết thương nặng có nguy cơ chảy máu ảnh hưởng đến tính mạng thì cần băng ép lại vết thương và đến các cơ sở y tế để xử lý, sau đó đi tiêm phòng dại” – BS Hợi khuyến cáo.

Theo thống kê CDC Đồng Nai, lượng người đến tiêm vắc xin ngừa dại do chó, mèo cắn tăng. Nếu như tháng 1-2023 có đến 980 lượt người đến tiêm vắc xin phòng dại, thì chưa hết tháng 2 có khoảng hơn 1 ngàn lượt người đến tiêm.

Sao Mai

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Tọa đàm: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dịp Tết
Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và quản lý bệnh vảy nến
[Video] Tọa đàm: Tự chế pháo - Nguy cơ thành người tàn phế
Phòng tránh các bệnh về mắt hay gặp ở trẻ em
Bệnh viêm tuyến Bartholin - Nguyên nhân và cách điều trị
Mắc bệnh sởi làm gì cho nhanh khỏi?
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách
Chăm sóc da đúng cách để có làn da đẹp
[Video] Toạ đàm: Cấy chỉ y học mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh
[Video] Tọa đàm: Lợi ích của xét nghiệm NIPT trong thai kỳ
[Video] Phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em
Không chủ quan với bệnh đường hô hấp ở trẻ
[Video] Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị như thế nào?
Viêm não tự miễn - căn bệnh tốn tiền tỷ để điều trị, nguy cơ tử vong rất cao
[Video] Tọa đàm: Cách chăm sóc để có làn da khỏe đẹp
Chủ động phòng chống bệnh Mác-bớc có tỷ lệ tử vong cao
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Hiệu quả của phương pháp Stapler trong cắt bao quy đầu
Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng 15/10: Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN