Thời gian qua, khu vực tư nhân (KVTN) đóng vai trò quan trọng, cung cấp các hàng hóa, dịch vụ trong công tác phòng chống HIV/AIDS, góp phần tăng sự lựa chọn, tăng khả năng tiếp cận của người sử dụng, giúp mở rộng điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam, hướng tới mục tiêu chấm dứt AIDS vào năm 2030.

KVTN có nhiều thế mạnh trong phòng chống HIV/AIDS

KVTN bao gồm các doanh nghiệp xã hội trong nước, các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn hoạt động trong lĩnh vực chính thức và phi chính thức, các tổ chức cộng đồng (CBOs). KVTN phát triển với nhiều vai trò như nhà cung cấp hàng hóa, với việc sản xuất, phân phối và bán bao cao su, bơm kim tiêm và hiện đang tham gia tích cực trong việc cung cấp và đa dạng hóa các sinh phẩm xét nghiệm HIV (test nhanh và tự test), thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV (PrEP), các hoat động tư vấn, nghiên cứu, và vận động chính sách đến đối tượng đích. 

ThS. Đỗ Hữu Thủy, Phó trưởng Phòng Dự phòng lây nhiễm HIV – Cục phòng chống HIV/AIDS chia sẻ: “Hiện nay, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn đang tập trung ở những đối tượng nguy cơ cao như những người nam quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM), chuyển giới, phụ nữ bán dâm, tiêm chích ma tuý, ở nhóm nhạy cảm. Nhiều năm qua, KVTN đã tham gia hết sức tích cực vào chương trình phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam từ tự phát, bị động lên tích cực và chủ động”. 

Đơn cử như kể từ khi triển khai chuyển đổi điều trị thuốc kháng HIV nguồn quỹ BHYT, có rất nhiều người bệnh lựa chọn tại các cơ sở tư nhân để điều trị. Mặc dù phải trả phí cho dịch vụ và thuốc men, nhiều người nhiễm HIV/các nhóm nguy cơ cao vẫn chọn khu vực tư nhân để điều trị vì tính bảo mật, riêng tư, khả năng tiếp cận dễ dàng, thời gian mở cửa linh hoạt, ít thủ tục hành chính, thời gian chờ đợi ít, cán bộ y tế thân thiện, ít phán xét, tôn trọng bảo mật thông tin và danh tính của người bệnh.

Doanh nghiệp Xuân Hợp tổ chức sự kiện truyền thông về ma tuý, HIV/AIDS cho học sinh tại Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (TP Biên Hoà).

Alocare là một trong hai phòng khám tư nhân điều trị ARV cho người nhiễm HIV tại Đồng Nai từ năm 2020, anh Nguyễn Minh Thuận phụ trách phòng khám cho hay: Phòng khám chuyên cung cấp các dịch vụ như tư vấn, xét nghiệm, chăm sóc và điều trị HIV, PrEP, PEP và các bệnh lây truyền qua đường tình dục; Thiết kế các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về HIV/AIDS. Phòng khám nhận được sự hỗ trợ bằng các hoạt động nâng cao năng lực cộng đồng từ CDC Đồng Nai, các dự án. Đội ngũ tư vấn chăm sóc nhiệt tình tạo cho khách hàng một tâm lý thoải mái khi đến với phòng khám; Sử dụng công nghệ thông tin để tiếp cận đối tượng qua các kênh xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok... Thời gian làm việc đến 20 giờ kể cả các ngày thứ 7, chủ nhật giúp các bạn khách hàng thuận tiện trong việc đến sử dụng dịch vụ. 

Bên cạnh đó, KVTN còn có thế mạnh nữa là tính thân thiện, các mô hình và hình thức cung cấp hàng hóa và dịch vụ liên quan đến HIV đang được mở rộng và đa dạng hóa, đáp ứng các lựa chọn của khách hàng như bán bao cao su, bơm kim tiêm, cung cấp sinh phẩm tự xét nghiệm HIV và tư vấn chuyển gửi khách hàng tiếp cận các dịch vụ PrEP, PEP.

Vẫn còn những khó khăn trong triển khai các hoạt động

Bên cạnh những thế mạnh, KVTN cũng không tránh khỏi những khó khăn trong quá trình triển khai như chưa có cơ sở pháp lý và hướng dẫn cụ thể từ các bộ, ngành về cơ chế huy động ngân sách địa phương và vẫn còn e ngại trong hoạt động mua sắm, đấu thầu; cần nhiều thời gian, nguồn lực, nhiều bên tham gia, nhân sự năng lực tuyến cơ sở còn hạn chế, chi phí tạo cầu còn thiếu…

Thực tế, hiện nay do vẫn còn tồn tại tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị đối với người nhiễm HIV, những người nguy cơ cao nhiễm HIV, do đó việc tiếp cận với những người này rất khó, vì họ e ngại bị phân biệt đối xử, kỳ thị. Để giải quyết vấn đề này thì các doanh nghiệp xã hội, tổ chức xã hội là một giải pháp tối ưu giúp họ được tiếp cận các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

Khách hàng tư vấn, nhận thuốc điều trị PrEP tại Phòng khám Alocare.

Là tổ chức hơn 20 năm thực hiện chương trình phòng chống HIV/AIDS tại Đồng Nai, anh Mai Như Sơn – Giám đốc Doanh nghiệp xã hội Xuân Hợp (Tp. Biên Hoà) chia sẻ: Khi triển khai dịch vụ mới, những thủ tục về mặt giấy tờ phục vụ công tác thanh quyết toán là trở ngại đầu tiên của Xuân Hợp nói riêng và các tổ chức xã hội khác nói chung; Khó khăn trong việc xây dựng doanh nghiệp có tư cách pháp nhân… Tuy nhiên, với sự hỗ trợ từ CDC Đồng Nai, Dự án Epic, Trung tâm Life thì Xuân Hợp đủ khả năng hoàn thành mục tiêu như cam kết với dự án. 

Kế hoạch số 2129/KH-BYT của Bộ Y tế về Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân trong đầu tư và cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2025 nhấn mạnh: Việc huy động sự tham gia của KVTN trong điều trị HIV/AIDS, lồng ghép dịch vụ điều trị vào hệ thống khám bệnh, chữa bệnh, đồng thời thực hiện phân cấp điều trị HIV/AIDS về tuyến y tế cơ sở; mở rộng chăm sóc và điều trị tại tuyến xã, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS tại nhà, tại cộng đồng. Đối với phụ nữ mang thai, cần tăng cường tư vấn và xét nghiệm HIV; điều trị ngay thuốc ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV; chẩn đoán sớm, quản lý và điều trị cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV là những chính sách mới mà Cục Phòng, chống HIV/AIDS đưa ra để cùng chung tay hướng tới kết thúc dịch AIDS theo Chiến lược đã đề ra vào năm 2023. 

Mai Liên

Share with friends

Bài liên quan

Doanh nghiệp xã hội góp phần kiểm soát hiệu quả dịch HIV/AIDS
Hiệu quả từ thực hiện tốt dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
Kiểm soát HIV từ chiến dịch K=K
Nâng cao kiến thức về phòng, chống HIV cho giới trẻ
Tăng cường phòng chống HIV/AIDS cho người lao động
Khuyến nghị cập nhật về điều trị, phòng ngừa HIV
Hội thảo giới thiệu chương trình thí điểm mua sắm dịch vụ phòng chống HIV/AIDS với các tổ chức xã hội
Hiệu quả bước đầu thí điểm hợp đồng xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS
Nhiều giải pháp hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030
Tạo dựng không gian an toàn vì sức khỏe người lao động
Mở rộng mạng lưới điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV
Tăng cường mở rộng các mô hình điều trị trước phơi nhiễm HIV bằng PrEP
Ngày Thế giới phòng chống AIDS 1-12: Tăng cường phòng chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Người nhiễm HIV/AIDS mắc COVID-19 dễ trở nặng
Đảm bảo điều trị liên tục cho bệnh nhân HIV trong mùa dịch COVID-19
Cơ hội điều trị viêm gan C cho bệnh nhân đồng nhiễm HIV và viêm gan C
Báo động trẻ hoá người nhiễm HIV ở Đồng Nai
Nỗ lực chấm dứt dịch HIV/AIDS vào năm 2030
Mở rộng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV
Tạo thuận lợi cho bệnh nhân điều trị ARV
12
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN