Sáng ngày 24-6, Cục phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung tâm nâng cao chất lượng cuộc sống (Life) tổ chức hội thảo Tạo dựng không gian an toàn vì sức khỏe công nhân lao động. Tham dự hội thảo có ông Vũ Mạnh Tiêm – Phó ban Tuyên giáo – Tổng LĐLĐ Việt Nam; Th. Bs Đỗ Hữu Thủy – Phó trưởng phòng dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS - Cục Phòng, chống HIV/ADS; lãnh đạo Sở Y tế; đại diện các BCH Công đoàn cơ sở (CĐCS) Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; các khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP. Hồ Chí Minh; các tổ chức cộng đồng (CBOs) tại TP, Hồ Chí Minh và Đồng Nai. 

 

Video: Dịch HIV/AIDS đang diễn biến phức tạp và người nhiễm có xu hướng trẻ hóa

Gia tăng HIV/AIDS ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

Theo số liệu của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, cuối năm 2021, Việt Nam có khoảng 230 ngàn người nhiễm HIV đang còn sống, số phát hiện được (đang quản lý) 213,8 ngàn người; số tử vong là 110,99 ngàn người; số mới phát hiện năm 2021 là 13 ngàn người. 

Tại Đồng Nai, theo số liệu giám sát phát hiện tại Đồng Nai, kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào tháng 4 năm 1993 đến 31-03-2022 lũy tích toàn tỉnh có 8.316 người nhiễm HIV và 2.987 người đã tử vong do AIDS. Kết quả giám sát phát hiện và giám sát trọng điểm qua các năm, dịch HIV tại tỉnh Đồng Nai đang ở giai đoạn dịch tập trung. Số người nhiễm HIV phát hiện hàng năm giảm, nhưng 3 năm gần đây tăng lên cao do dự án hỗ trợ tăng cường tìm kiếm ca nhiễm HIV.

Ông Vũ Mạnh Tiêm Phó ban Tuyên giáo – Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại hội thảo. 

Ông Đỗ Hữu Thủy Phó trưởng phòng dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS - Cục Phòng, chống HIV/ADS cho hay, lây truyền HIV qua đường tình dục và tuổi trẻ đang là 2 vấn đề chính trong tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam. Qua kết quả giám sát trọng tại Đồng Nai cho thấy, trong thời gian qua tỉ lệ nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM) có dấu hiệu gia tăng. Cụ thể, năm 2017 là 9,3% đến năm 2018 là 15%. Vì vậy, phòng chống HIV/AIDS cho đối tượng là công nhân tại các khu công nghiệp rất đáng quan tâm trong thời gian tới. 

Theo ông Vũ Mạnh Tiêm, HIV/AIDS đang diễn biến phức tạp và đang có xu hướng trẻ hóa, tăng nhanh ở nhóm MSM. Trong số mới nhiễm HIV là nam MSM cho thấy, sự tập trung cao ở nam giới tại các khu công nghiệp, sinh viên tại các trường Trung cấp, cao đẳng và dạy nghề. Đối tượng nam quan hệ tình dục đồng giới đang là đối tượng chính trong cảnh báo sự lây nhiễm HIV trong thời điểm hiện tại. Vì vậy, cần có sự phối hợp hiệu quả giữa y tế và các CĐCS tại các doanh nghiệp, nhà máy để triển khai các chương trình phòng chống HIV/AIDS trong công nhân. Để từ đó người lao động có cơ hội tiếp cận các dịch vụ, nhằm giảm tỉ lệ lây nhiễm HIV/AIDS trong công nhân. 

Tăng cường truyền thông hạn chế lây nhiễm HIV/AIDS cho người lao động

Tại hội thảo, đại diện Trung tâm Công tác xã hội (LĐLĐ TP. Hồ Chí Minh), Ông Nguyễn Văn Quang chia sẻ, trong thời gian qua, với sự hỗ trợ của Trung tâm Life đã triển khai nhiều hoạt động về phòng, chống HIV/AIDS trong người lao động với nhiều hình thức như: phát tờ rơi, sách nhỏ, truyền thông trực tiếp đến với công nhân; tham mưu cho LĐLĐ thành phố các kế hoạch, công văn chỉ đạo các cấp công đoàn. Bên cạnh, tham gia giám sát hỗ trợ, vận động doanh nghiệp xây dựng can thiệp dự phòng trong các KCN, khu chế xuất; triển khai dự án về hướng dẫn chữa trị bệnh lây truyền qua đường tình dục không an toàn cho tài tế, lơ xe đường dài. 

Các đại biểu tham gia tọa đàm về các giải pháp để triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS trong thời gian tới.

Qua đây ông Quang cũng kiến nghị cần kiện toàn các văn bản Phòng, chống HIV/AIDS; sửa đổi Pháp lệnh phòng chống mại dâm trong tình hình mới; Tổng LĐLĐ hỗ trợ phương tiện truyền thông phù hợp với đối tượng là công nhân lao động; Tăng cường đẩy mạnh truyền thông các đường không lây, HIV là bệnh mãn tính, cần xét nghiệm sớm để phát hiện. “Các doanh nghiệp cần chú trọng công tác phòng chống HIV/AIDS trong người lao động; chỉ cần bỏ một đồng cho công tác truyền thông, chúng ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều về công tác giám sát, điều trị…” - ông Quang nói.

Đồng Nai là địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh. Đến nay, Đồng Nai đã có 36 KCN được Chính phủ phê duyệt, trong đó 32 KCN chính thức đi vào hoạt động, thu hút trên 1 triệu lao động. Tính đến tháng 6-2022, Đồng Nai có 2.935 CĐCS, với 691.475 đoàn viên/728.291 lao động. 

CBO Full House tư vấn cho khách hàng về điều trị Prep. 

Tại hội thảo, đại diện LĐLĐ tỉnh kiến nghị, Ban Tuyên giáo - Tổng LĐLĐ Việt Nam cần hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS, phòng chống ma túy, mại dâm,...để các hoạt động tuyên truyền được duy trì thường xuyên, liên tục. Đồng thời, khen thưởng kịp thời những đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống HIV/AIDS trong hệ thống tổ chức CĐCS. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, giáo dục về dự phòng và điều trị HIV/AIDS, nhằm tác động hiệu quả tới công nhân, viên chức, lao động, nhất là công nhân, lao động trẻ trong các khu công nghiệp, đặc biệt nhóm công nhân, lao động có nguy cơ lây nhiễm HIV, qua đó ngăn chặn sự lây nhiễm HIV trong công nhân, lao động.

Mai Liên

Share with friends

Bài liên quan

Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 1/12: Cần sự chung tay của toàn xã hội để đẩy lùi HIV/AIDS
Doanh nghiệp xã hội góp phần kiểm soát hiệu quả dịch HIV/AIDS
Hiệu quả từ thực hiện tốt dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
Kiểm soát HIV từ chiến dịch K=K
Nâng cao kiến thức về phòng, chống HIV cho giới trẻ
Tăng cường phòng chống HIV/AIDS cho người lao động
Huy động khu vực tư nhân tham gia vào phòng, chống HIV/AIDS
Khuyến nghị cập nhật về điều trị, phòng ngừa HIV
Hội thảo giới thiệu chương trình thí điểm mua sắm dịch vụ phòng chống HIV/AIDS với các tổ chức xã hội
Hiệu quả bước đầu thí điểm hợp đồng xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS
Nhiều giải pháp hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030
Mở rộng mạng lưới điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV
Tăng cường mở rộng các mô hình điều trị trước phơi nhiễm HIV bằng PrEP
Ngày Thế giới phòng chống AIDS 1-12: Tăng cường phòng chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Người nhiễm HIV/AIDS mắc COVID-19 dễ trở nặng
Đảm bảo điều trị liên tục cho bệnh nhân HIV trong mùa dịch COVID-19
Cơ hội điều trị viêm gan C cho bệnh nhân đồng nhiễm HIV và viêm gan C
Báo động trẻ hoá người nhiễm HIV ở Đồng Nai
Nỗ lực chấm dứt dịch HIV/AIDS vào năm 2030
Mở rộng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV
12

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN