Sau dịch COVID-19 các hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đang được đẩy mạnh, trong đó có việc mở rộng mạng lưới điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP).

Trạm y tế xã Lộc An, huyện Long Thành bắt đầu triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) từ đầu tháng 3-2022 đến nay, đây là cơ sở mới nhất cung cấp dịch vụ PrEP tại Đồng Nai. Do là xã có nhiều khu công nghiệp có đông công nhân, lao động trẻ nên việc mở rộng điều trị tại đây giúp cho nhóm người này được tiếp cận dễ dàng hơn với PrEP.

BS Bùi Thị Hương, Trưởng trạm y tế xã Lộc An, huyện Long Thành cho biết, nhóm khách hàng mà trạm hướng đến chủ yếu là nhóm công nhân trẻ tuổi, người đồng giới, các anh tài xế xa nhà là những người có quan hệ tình dục không an toàn. Khách hàng khi có nhu cầu sử dụng PrEP sẽ được nhân viên y tế tư vấn, thăm khám, đồng thời cho làm xét nghiệm HIV, nếu kết quả âm tính khách hàng sẽ được cấp thuốc PrEP với thời gian 30 ngày, sau thời gian đó nếu khách hàng có nhu cầu và quay lại cũng được làm xét nghiệm HIV lại và cấp thuốc tiếp. 

“Việc xét nghiệm HIV trước khi bắt đầu sử dụng PrEP hoặc tái sử dụng hoặc sau khi đã dừng một thời gian, chỉ dùng PrEP khi kết quả xét nghiệm âm tính”, BS Hương cho biết thêm.

Một buổi truyền thông về PrEP và An toàn tình dục do CDC Đồng Nai phối hợp tổ chức cho các sinh viên Trường đại học Đồng Nai.

Theo BS.CKI Nguyễn Xuân Quang, Trưởng khoa phòng chống HIV/AIDS, CDC Đồng Nai, chương trình điều trị PrEP bắt đầu triển khai từ tháng 3-2019 cho đến nay với sự hỗ trợ của tổ chức PATH, dự án USAIDS tài trợ đã giúp người có nguy cơ cao bị lây nhiễm HIV qua đường tình dục có thể phòng ngừa lây nhiễm HIV, nếu sử dụng PrEP đúng có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV đến hơn 90%.

Cũng theo BS Quang, sử dụng PrEP đúng là việc phải uống PrEP đều đặn mỗi ngày và vào bất kỳ lúc nào (sáng, trưa, chiều, tối). Nếu quên bạn hãy uống bù ngay khi nhớ ra. Đôi khi có thể dùng 2 viên 1 ngày vẫn an toàn. Tuy nhiên, không được dùng quá 2 viên 1 ngày. Với những người bị viêm gan B cần phải được thăm khám chuyên khoa  xem bạn có chỉ định điều trị viên gan B không. Nếu không có chỉ định điều trị viêm gan B, thì bạn có thể sử dụng PrEP. Phụ nữ mang thai và cho con bú vẫn có thể sử dụng PrEP trong suốt thời kỳ mang thai và cho con bú. Có thể ngừng sử dụng PrEP nếu không còn nguy cơ lây nhiễm HIV nữa. Lưu ý rằng PrEP chỉ có thể dự phòng HIV mà không dự phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục và phòng tránh thai. Sử dụng rượu và ma tuý cũng không làm giảm hiệu quả của PrEP.

“Hiện Đồng Nai có 3 mô hình điều trị PrEP đang hoạt động gồm phòng khám tư tại cộng đồng do tư nhân quản lý, kết hợp điều trị PrEP tại phòng khám ngoại trú HIV ở các trung tâm y tế huyện, thành phố, điều trị lưu động dựa vào các nhóm cộng đồng. Toàn tỉnh hiện có 9 cơ sở điều trị mỗi năm có thể cung cấp thuốc miễn phí cho hơn 2.500 người, tuy nhiên đa số vẫn mới chỉ tập trung ở TP. Biên Hoà và huyện Long Thành, từ nay cho tới tháng 6 sẽ tiếp tục mở rộng thêm 4 phòng khám tại các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Vĩnh Cửu”, BS Quang nói.

Bên cạnh mở rộng các cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP, các hoạt động truyền thông cung cấp thông tin về tình dục an toàn, điều trị phơi nhiễm tiếp tục được tăng cường trong đó tập trung nhiều vào nhóm trẻ như sinh viên, thanh niên, học sinh giúp các em có kiến thức và bảo vệ mình trước nguy cơ lây nhiễm HIV. Với mục tiêu từ nay đến 2025, mỗi năm Đồng Nai có khoảng 3 ngàn người được điều trị PrEP.

 Kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên vào năm 1993 đến nay Đồng Nai đã ghi nhận hơn 8.300 người nhiễm HIV, trong đó hơn 3 ngàn người đã tử vong. Số ca nhiễm đang được quản lý và điều trị là hơn 5.900 người. Đáng chú ý hình thái lây truyền HIV chủ yếu hiện nay là qua đường tình dục và tập trung ở người trẻ tuổi. 

Hoàn Lê

Share with friends

Bài liên quan

Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 1/12: Cần sự chung tay của toàn xã hội để đẩy lùi HIV/AIDS
Doanh nghiệp xã hội góp phần kiểm soát hiệu quả dịch HIV/AIDS
Hiệu quả từ thực hiện tốt dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
Kiểm soát HIV từ chiến dịch K=K
Nâng cao kiến thức về phòng, chống HIV cho giới trẻ
Tăng cường phòng chống HIV/AIDS cho người lao động
Huy động khu vực tư nhân tham gia vào phòng, chống HIV/AIDS
Khuyến nghị cập nhật về điều trị, phòng ngừa HIV
Hội thảo giới thiệu chương trình thí điểm mua sắm dịch vụ phòng chống HIV/AIDS với các tổ chức xã hội
Hiệu quả bước đầu thí điểm hợp đồng xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS
Nhiều giải pháp hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030
Tạo dựng không gian an toàn vì sức khỏe người lao động
Tăng cường mở rộng các mô hình điều trị trước phơi nhiễm HIV bằng PrEP
Ngày Thế giới phòng chống AIDS 1-12: Tăng cường phòng chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Người nhiễm HIV/AIDS mắc COVID-19 dễ trở nặng
Đảm bảo điều trị liên tục cho bệnh nhân HIV trong mùa dịch COVID-19
Cơ hội điều trị viêm gan C cho bệnh nhân đồng nhiễm HIV và viêm gan C
Báo động trẻ hoá người nhiễm HIV ở Đồng Nai
Nỗ lực chấm dứt dịch HIV/AIDS vào năm 2030
Mở rộng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV
12

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN