Bệnh Kawasaki là bệnh lý viêm không đặc hiệu các mạch máu có kích thước từ nhỏ đến trung bình. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và có thể gây di chứng trên mạch vành, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

TS.BS Nguyễn Thị Ly Ly - Trưởng khoa Tim mạch - Thận niệu, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai chia sẻ: Bệnh Kawasaki không phải bệnh mới, tỉ lệ trẻ bị bệnh trong cộng đồng khá cao, bệnh có thể khởi đầu bằng biểu hiện như nhiễm vi trùng hoặc vi rút thông thường. Khi mắc Kawasaki điển hình trẻ có biểu hiện như: sốt cao kéo dài hơn 5 ngày, một số trường hợp khác có thể kéo dài 3-4 tuần; viêm kết mạc (mắt sung huyết đỏ, thường không chảy dịch, gỉ), môi đỏ, lưỡi đỏ nổi gai, phát ban đỏ toàn thân, hạch góc hàm hoặc dưới cằm… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng tim mạch nguy hiểm đến tính mạng của trẻ như: phình giãn động mạch vành tim làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, dẫn đến hậu quả nhồi máu cơ tim; hoặc hẹp tắc động mạch vành, thiếu máu cơ tim, suy vành mãn tính. 

“Bệnh Kawasaki là bệnh thường gặp ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, hiện tại vẫn có một số bệnh nhi mắc bệnh đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai từ năm 2010 và số bệnh nhân tăng hàng năm. Có 85% bệnh nhân đáp ứng sau một 1 liều điều trị, 15 % còn lại cần điều trị liệu thứ 2 hoặc phương án hỗ trợ khác”- BS Ly nói. 

Ảnh minh họa.

Trên thực tế lâm sàng, Kawasaki là bệnh chẩn đoán gặp khó khăn, dễ bỏ sót do những triệu chứng lâm sàng rầm rộ, đa dạng giống với nhiều bệnh; Không có triệu chứng và xét nghiệm đặc trưng chẩn đoán; Các triệu chứng chính không xuất hiện đồng thời, khó chẩn đoán sớm. “Theo một báo cáo tổng kết của chúng tôi giai đoạn 2012-2017 có 23% bệnh nhân Kawasaki thể không hoàn toàn (không đầy đủ dấu hiệu lâm sàng). Nếu nhóm Kawasaki thể hoàn toàn được điều trị sớm ở ngày sốt trung bình 6,8 thì nhóm không hoàn toàn được điều trị ở ngày sốt trung bình 8,5; với tỉ lệ thành công ở liều Gamma Globulin đầu tiên là 88%. Phần lớn các ca bệnh đều được điều trị trong 10 ngày đầu, giảm nguy cơ biến chứng mạch vành”-BS Ly Ly cho hay.    

Tổn thương mạch vành được xem là đặc điểm chính của Kawasaki và là yếu tố nguy cơ đóng góp vào hầu hết nguy cơ tử vong của bệnh này. Các biến chứng tim mạch khác bao gồm tràn dịch màng tim, viêm cơ tim, viêm van tim chủ yếu hở van hai lá, dãn gốc động mạch chủ (giai đoạn cấp) và phình các động mạch hệ thống. 

Hiện nay, bệnh Kawasaki hoàn toàn có thể điều trị được nếu trẻ được đưa đến bệnh viện sớm, phát hiện kịp thời và điều trị theo đúng phác đồ, ngăn ngừa biến chứng trong vòng 10 ngày kể từ khi bệnh khởi phát. “Phụ huynh phải cẩn thận theo dõi khi con bị sốt và có các triệu chứng như trên. Cần đưa trẻ đến bệnh viện thay vì chủ quan chăm sóc tại nhà nếu trẻ bị sốt 2-3 ngày không khỏi. Điều này giúp phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm như Kawasaki, giúp điều trị hiệu quả và tránh biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ” - BS Ly Ly khuyến cáo. 

Cũng theo BS Ly Ly, khi trẻ đã mắc bệnh Kawasaki thì cần phải được dùng thuốc và tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Duy trì một lối sống lành mạnh vô cùng quan trọng, đặc biệt là với trẻ đã mắc bệnh: Tăng cường ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho tim mạch; Tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, tập luyện thể dục thể thao theo hướng dẫn; Hạn chế các yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh tim mạch như khói thuốc lá.

 Bệnh Kawasaki được một bác sĩ Nhật Bản Kawasaki Tomisaku phát hiện lần đầu vào năm 1967, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, tỷ lệ bệnh ở trẻ trai cao hơn so với trẻ gái. Nguyên nhân của bệnh vẫn chưa xác định được rõ ràng nên chưa có biện pháp phòng ngừa cụ thể. 

Mai Chi

Share with friends

Bài liên quan

8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Hiệu quả của phương pháp Stapler trong cắt bao quy đầu
Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng 15/10: Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Không chủ quan với bệnh lý sỏi mật
Để trẻ có đôi mắt khỏe mạnh
[Video] Điều trị rối loạn vận động: Lợi ích của việc tiêm Botulinum Toxin A
6 bệnh viêm màng não, viêm não thường gặp
Ngày An Toàn người bệnh Thế giới 17/9: Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh
Các biện pháp tránh thai hiện đại giúp thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình
Các rối loạn về mắt do dùng thiết bị điện tử
Tiêm vắc xin sởi là biện pháp hàng đầu giúp ngăn chặn bùng phát dịch sởi
3 loại vắc xin phụ nữ có thai nên tiêm
Cảnh giác bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng
Bệnh đau cổ vai gáy và cách phòng ngừa
[Video] Vì sao phải tiêm vắc xin đúng lịch, đủ liều?
[Video] Vi khuẩn HP nguy hiểm như thế nào?
Không chủ quan với bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ
Nuôi con bằng sữa mẹ: Bé khỏe, mẹ vui
Phòng ngừa viêm tai giữa cho trẻ khi đi bơi

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN