Tại Đồng Nai, dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) đã được triển khai bắt đầu từ tháng 3-2019, hiện đã có 4 cơ sở tham gia điều trị PrEP đó là: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, TTYT TP.Biên Hòa, Long Thành, Long Khánh. Đến nay đã có 418 người tham gia điều trị, đạt 111% so với chỉ tiêu đề ra. Kế hoạch năm 2021, Đồng Nai sẽ mở rộng điều trị PrEP tại một số trạm y tế của TP.Biên Hòa, H.Long Thành và các phòng khám tư nhân, với dự kiến sẽ có 3000 khách hàng tham gia điều trị.

PrEP giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV lên tới 90%

BS Vũ Thị Ngọc, khoa HIV/AIDS Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết, PrEP là một biện pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV, góp phần quan trọng trong phòng ngừa lây nhiễm HIV. Nếu một người chưa nhiễm HIV khi dùng PrEP có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV lên tới 90%. Loại thuốc này giúp cho những người chưa bị lây nhiễm HIV nhưng có nguy cơ cao, có thể dự phòng lây nhiễm HIV. PrEP an toàn cho người dùng, cả phụ nữ mang thai và cho con bú. Đây cũng là cơ hội thuận lợi để nhóm có nguy cơ cao như nam quan hệ đồng giới (MSM), nhóm chuyển giới hay các cặp dị nhiễm HIV (tức là một người nhiễm HIV và một người chưa bị nhiễm HIV) được dễ dàng tiếp cận dịch vụ dự phòng này. 

TS.BS Trần Minh Hòa, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai phát biểu tại cuộc họp với các cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP.

Anh N.V.A. là một trong những người tham gia chương trình điều trị PrEP đầu tiên tại phòng khám và điều trị PrEP Trung tâm Kiểm soát bệnh tật chia sẻ: “Khi biết được thông tin về dự án này, tôi rất mừng. Tôi là một MSM, chung sống với bạn tình của mình đã 2 năm nay, tôi ý thức được nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao khi quan hệ tình dục đồng giới. Cho nên, khi biết việc điều trị PrEP giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV, tôi đã tham gia ngay và luôn tuân thủ uống thuốc đều đặn để đạt hiệu quả điều trị cao”.

Tuy nhiên, không phải ai có nguy cơ nhiễm HIV cũng được điều trị PrEP. Bộ Y tế hướng dẫn những đối tượng sau không sử dụng được PrEP: Người có HIV dương tính hoặc chưa xác định được; người có dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhiễm HIV cấp tính; những người rối loạn chức năng thận; người dị ứng với thuốc (tenofovir và Emtricitabine); người phơi nhiễm với HIV trong 72 giờ. Do đó, những đối tượng trong nhóm nguy cơ cao muốn dùng PrEP cần phải được bác sĩ tư vấn, khám và làm xét nghiệm. 

Mở rộng điều trị PrEP xuống trạm y tế, phòng khám tư nhân

Tại Đồng Nai, tỷ lệ người nhiễm HIV phần lớn ở các nhóm có hành vi nguy cơ cao. Theo ước tính của Cục phòng chống HIV/AIDS, trên địa bàn tỉnh có khoảng 7000 người MSM, đây là nhóm có tỷ lệ nhiễm HIV tăng cao trong thời gian gần đây. Với mục tiêu hướng tới không còn người nhiễm HIV vào năm 2030, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, bên cạnh các biện pháp can thiệp giúp giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV đối với những người nhiễm HIV (như điều trị ARV sớm và duy trì tải lượng HIV ở mức dưới 200 bản sao/ml) thì điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP là một trong những can thiệp có hiệu quả nhất để dự phòng lây nhiễm HIV, là một phần trong chiến lược dự phòng HIV toàn diện. 

Bệnh nhân nhận thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV tại phòng khám PrEP - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. 

Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Trần Minh Hòa cho biết, Đồng Nai là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với 32 khu công nghiệp đang hoạt động, chính vì vậy đã thu hút rất nhiều các lao động từ khắp các tỉnh, thành trên cả nước về đây làm việc, bên cạnh sự phát triển của công nghiệp thì các dịch bệnh cũng diễn biến phức tạp, trong đó căn bệnh HIV cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy để thực thực hiện mục tiêu hướng tới không còn người nhiễm HIV năm 2030 thì nhu cầu mở rộng điều trị PrEP là rất cần thiết, giúp cho nhiều đối tượng nguy cơ cao được tiếp cận dịch vụ để phòng ngừa, từ đó hạn chế lây nhiễm HIV/AIDS ra cộng đồng.

Theo BS Ngô Thị Kim Nga, cán bộ phụ trách kỹ thuật  tổ chức quốc tế USAIDS/PATH Healthy Markets (dự án tài trợ điều trị PrEP), Đồng Nai là tỉnh có nhóm đối tượng đích (nhóm MSM, nhóm chuyển giới hay các cặp dị nhiễm HIV) khá đông. Ngoài 4 cơ sở đã triển khai thực hiện điều trị PrEP gồm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, TTYT TP. Biên Hòa, Long Thành, Long Khánh thì năm 2021 dự án tiếp tục hỗ trợ Đồng Nai triển khai mở rộng các mô hình mới tại các trạm y tế tuyến phường, xã thuộc huyện Long Thành và TP.Biên Hòa như: Trạm y tế thị trấn Long thành, An Phước, Long Bình Tân, Hóa An và 02 phòng khám tư nhân: GLINK Biên hòa và phòng khám Alocace Biên Hòa. Với kế hoạch năm 2021 sẽ có khoảng 3000 khách hàng tại Đồng Nai được tham gia điều trị PrEP.

Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Long Thành Nguyễn Thi Văn Văn cho biết, việc mở rộng điều trị PrEP tại các trạm y tế và các phòng khám tư tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho các khách hàng khi tham gia chương trình điều trị này, vì đối với các trạm y tế thì thời gian mở cửa là 24/24, các phòng khám tư nhân cũng linh hoạt, không hạn chế trong giờ hành chính cho nên khách hàng khi muốn đăng ký ngoài giờ hành chính cũng rất dễ dàng.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh truyền thông sâu rộng để nhóm đối tượng nguy cơ cao, đối tượng đích như MSM, chuyển giới nữ và bạn tình dị nhiễm biết về lợi ích của chương trình dự phòng trước phơi nhiễm để thu hút ngày càng đông các đối tượng này tiếp cận dịch vụ điều trị.

Thanh Tú  

Share with friends

Bài liên quan

Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 1/12: Cần sự chung tay của toàn xã hội để đẩy lùi HIV/AIDS
Doanh nghiệp xã hội góp phần kiểm soát hiệu quả dịch HIV/AIDS
Hiệu quả từ thực hiện tốt dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
Kiểm soát HIV từ chiến dịch K=K
Nâng cao kiến thức về phòng, chống HIV cho giới trẻ
Tăng cường phòng chống HIV/AIDS cho người lao động
Huy động khu vực tư nhân tham gia vào phòng, chống HIV/AIDS
Khuyến nghị cập nhật về điều trị, phòng ngừa HIV
Hội thảo giới thiệu chương trình thí điểm mua sắm dịch vụ phòng chống HIV/AIDS với các tổ chức xã hội
Hiệu quả bước đầu thí điểm hợp đồng xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS
Nhiều giải pháp hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030
Tạo dựng không gian an toàn vì sức khỏe người lao động
Mở rộng mạng lưới điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV
Tăng cường mở rộng các mô hình điều trị trước phơi nhiễm HIV bằng PrEP
Ngày Thế giới phòng chống AIDS 1-12: Tăng cường phòng chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Người nhiễm HIV/AIDS mắc COVID-19 dễ trở nặng
Đảm bảo điều trị liên tục cho bệnh nhân HIV trong mùa dịch COVID-19
Cơ hội điều trị viêm gan C cho bệnh nhân đồng nhiễm HIV và viêm gan C
Báo động trẻ hoá người nhiễm HIV ở Đồng Nai
Nỗ lực chấm dứt dịch HIV/AIDS vào năm 2030
12

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN