Những năm qua, nhờ sự quan tâm của UBND tỉnh, các tổ chức quốc tế, ngành Y tế tỉnh Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều hoạt động trong việc dự phòng, chăm sóc, điều trị bệnh nhân HIV/AIDS, từng bước khống chế tỷ lệ người nhiễm HIV. Đến nay, tỉnh ta đã đạt được mục tiêu 90-90-90 như kế hoạch đề ra (90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và giảm nguy cơ lây truyền HIV sang người khác), và đang từng bước nỗ lực, đẩy mạnh các hoạt động để tiến tới chấm dứt đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

Hoàn thành mục tiêu 90-90-90

TS-BS Trần Minh Hòa, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cho biết, theo ước tính số người nhiễm HIV tại Đồng Nai khoảng 6 ngàn người. Đến hiện tại đã có 5.350 người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình  đạt 99,07% chỉ tiêu 90 thứ nhất. Số người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình được điều trị bằng thuốc kháng virus là 4.855 người, đạt 99,89% so với chỉ tiêu 90 thứ 2. Tỷ lệ số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virus ở mức thấp đạt 97%, vượt chỉ tiêu 90 thứ 3 tới 7%. Như vậy đến nay, tỉnh Đồng Nai hoàn toàn đạt được mục tiêu 90-90-90 như đã cam kết, thậm chí chỉ tiêu 90 thứ 3 còn vượt mục tiêu đề ra. 

Bên cạnh đó, trong 9 tháng đầu năm 2020, số người nhiễm HIV mới được phát hiện là 754 trường hợp, giảm 3,8% so với cùng kỳ 2019, số tử vong do HIV/AIDS giảm 54,4%. Tuy nhiên, hiện nay hình thái lây truyền HIV qua đường tình dục tiếp tục có xu hướng ngày càng cao hơn so với đường máu; nhóm tuổi nhiễm HIV từ 25-49 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất và trẻ hóa dần từ 15-24 tuổi. Tỷ lệ nhiễm HIV được phát hiện tập trung chủ yếu ở nam giới và gia tăng ở nhóm đối tượng nam quan hệ tình dục đồng giới. 

Về hoạt động điều trị, tổng số bệnh nhân đang điều trị ARV tại 09 phòng khám HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh là 4.422 bệnh nhân, trong đó có 113 trẻ em. Điều trị Methadone tại 9 cơ sở điều trị trong tỉnh cho 1.281 bệnh nhân.

Đoàn xe diễu hành tại lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2020.

Công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con hiện đang được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh với những định hướng mới và các can thiệp như: tư vấn xét nghiệm cho phụ nữ mang thai sớm, cấp thuốc ARV khi phát hiện nhiễm HIV, điều trị dự phòng cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV. 

Tạo đà chấm dứt HIV/AIDS vào năm 2030 

Việc đạt được mục tiêu 90-90-90 sẽ tạo đà rất lớn để hướng tới chấm dứt đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này Đồng Nai cần phải đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động trong phòng, chống HIV/AIDS. 

Ông Nguyễn Duy Tân, Phó chủ tịch UBND TP.Biên Hòa cho biết: Biên Hòa là địa phương có số người nhiễm HIV/AIDS cao nhất, chiếm gần 1/3 tổng số người nhiễm trên địa bàn tỉnh, với gần 1,9 ngàn người. Do địa phương có địa bàn rộng, số người nhập cư đông vì vậy việc quản lý người nhiễm HIV cũng khó khăn hơn, tuy nhiên  thời gian vừa qua Biên Hòa luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành mục tiêu do Sở Y tế giao. Đến nay, Biên Hòa đã quản lý được 1.880 người nhiễm HIV, đạt mục tiêu 90 thứ nhất, đây là bước đệm để Biên Hòa tiến tới chấm dứt đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

Công tác phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn như nguồn kinh phí bị cắt giảm; nhận thức của một bộ phận người nhiễm HIV về lợi ích của công tác điều trị ARV còn nhiều hạn chế; tình trạng phân biệt, kỳ thị, đối xử với bệnh nhân HIV tuy đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn khá phổ biến, do vậy việc tiếp cận, bộc lộ tình trạng bệnh của bệnh nhân HIV còn khó khăn; việc xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai gặp khó khăn do đa phần phụ nữ mang thai đến khám và quản lý thai nghén tại các cơ sở y tế tư nhân; ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 làm nhiều hoạt động phòng chống HIV/AIDS chưa triển khai được trong 6 tháng đầu năm 2020...

Tại buổi mít tinh Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS, BSCKII Nguyễn Văn Bình, Phó giám đốc Sở Y tế - Phó trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống AIDS, tội phạm và tệ nạn xã hội tỉnh nhấn mạnh, để tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu 90-90-90, tiến tới chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030, đề nghị Trung Kiểm soát bệnh tật tỉnh cũng như các đơn vị liên quan tiếp tục tăng cường các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV, xét nghiệm phát hiện và điều trị sớm HIV/AIDS, đảm bảo việc tham gia bảo hiểm y tế của người nhiễm HIV, cung cấp các dịch vụ toàn diện về phòng chống HIV/AIDS cho người dân, đặc biệt cho những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người. Tăng cường truyền thông, thông tin cho cộng đồng để giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động phòng chống HIV/AIDS; Tiếp tục mở rộng độ bao phủ các dịch vụ và nâng cao chất lượng của các dịch vụ dự phòng, xét nghiệm HIV, bảo hiểm y tế và điều trị HIV/AIDS đến mọi người dân. Mở rộng điểm cấp phát thuốc Methadone và tuyên truyền rộng rãi chương trình điều trị cai nghiện bằng thuốc thay thế Methadone tại 9 cơ sở trong tỉnh. 

Đặc biệt, ngoài trách nhiệm của ngành Y tế, rất cần có sự chung tay của các ban, ngành, tổ chức, đoàn thể, chính quyền các cấp trong tỉnh và mỗi người dân trong cộng đồng cùng hành động để kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030. 

Thanh Tú

Share with friends

Bài liên quan

Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 1/12: Cần sự chung tay của toàn xã hội để đẩy lùi HIV/AIDS
Doanh nghiệp xã hội góp phần kiểm soát hiệu quả dịch HIV/AIDS
Hiệu quả từ thực hiện tốt dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
Kiểm soát HIV từ chiến dịch K=K
Nâng cao kiến thức về phòng, chống HIV cho giới trẻ
Tăng cường phòng chống HIV/AIDS cho người lao động
Huy động khu vực tư nhân tham gia vào phòng, chống HIV/AIDS
Khuyến nghị cập nhật về điều trị, phòng ngừa HIV
Hội thảo giới thiệu chương trình thí điểm mua sắm dịch vụ phòng chống HIV/AIDS với các tổ chức xã hội
Hiệu quả bước đầu thí điểm hợp đồng xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS
Nhiều giải pháp hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030
Tạo dựng không gian an toàn vì sức khỏe người lao động
Mở rộng mạng lưới điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV
Tăng cường mở rộng các mô hình điều trị trước phơi nhiễm HIV bằng PrEP
Ngày Thế giới phòng chống AIDS 1-12: Tăng cường phòng chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Người nhiễm HIV/AIDS mắc COVID-19 dễ trở nặng
Đảm bảo điều trị liên tục cho bệnh nhân HIV trong mùa dịch COVID-19
Cơ hội điều trị viêm gan C cho bệnh nhân đồng nhiễm HIV và viêm gan C
Báo động trẻ hoá người nhiễm HIV ở Đồng Nai
Mở rộng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV
12
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN