Đối với bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, việc tuân thủ điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) giúp cải thiện rõ rệt tình trạng sức khỏe và kéo dài thời gian sống của mình. Họ vẫn có thể sinh hoạt, học tập và lao động bình thường, thậm chí trong trường hợp phụ nữ mang thai có tham gia điều trị ARV sớm sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho con. 

Chính vì những lợi ích to lớn như vậy, nên thời gian qua Khoa phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã có những giải pháp thiết thực, nhằm tạo thuận lợi cho người bệnh được cấp thuốc ARV để điều trị liên tục.  

Nhiều giải pháp giúp bệnh nhân HIV được điều trị liên tục 

Bác sĩ Vũ Thị Ngọc, phụ trách Phòng khám OPC - Khoa phòng chống HIV/AIDS Trung tâm Kiểm soát bệnh tỉnh cho biết, đối với bệnh nhân nhiễm HIV khi đã tham gia điều trị uống thuốc ARV là phải uống đến suốt đời, và phải duy trì uống thuốc hằng ngày thì hiệu quả điều trị mới cao, tránh việc kháng thuốc. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua vì dịch Covid-19 mà nhiều bệnh nhân không thể đến lấy thuốc, trước tình hình trên Khoa phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã có những biện pháp thiết thực để đảm bảo việc duy trì uống thuốc ARV cho người bệnh.

Cụ thể, theo quy định của Bộ Y tế thì bệnh nhân nhiễm HIV sau khi đã điều trị ổn định, sẽ được cấp thuốc một tháng/lần, tuy nhiên trong mùa dịch Covid-19 để thực hiện việc giãn cách xã hội, khoa đã cấp thuốc cho bệnh nhân 2 tháng/lần. Bên cạnh đó đối với những bệnh nhân có việc cần phải đi nước ngoài hay có công việc khẩn cấp thì nhân viên y tế tại phòng khám sẽ kiểm tra hồ sơ, nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt thì sẽ linh động có thể cấp cho bệnh nhân 3 tháng. Với những bệnh nhân vì lý do khách quan khác không thể đến lấy thuốc đúng hẹn thì khoa sẽ có các giải pháp cụ thể như liên lạc với các phòng khám OPC gần nhất nơi bệnh nhân cư trú, hoặc có thể chuyển phát nhanh qua bưu điện, đối với những bệnh nhân ốm đau không thể đi lãnh thuốc có thể nhờ người nhà lãnh dùm (nhưng phải chứng minh được là người nhà của bệnh nhân)… 

Bác sĩ Vũ Thị Ngọc đang khám và tư vấn cho bệnh nhân nhiễm HIV đến lãnh thuốc.

Như trường hợp anh N.V.A. (thường trú tại P.Tam Hòa, TP.Biên Hòa) tham gia điều trị ARV tại Phòng khám OPC (Phòng khám điều trị ngoại trú) Đồng Nai đã được hơn 5 năm, việc duy trì thuốc của anh rất tốt nên sức khỏe của anh rất ổn định, vừa qua do dịch bệnh Covid-19 nên công ty anh cho công nhân nghỉ việc 2 tuần, tranh thủ khoảng thời gian nghỉ việc anh về quê thăm bố mẹ, tuy nhiên trên chuyến xe của anh có bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19 nên anh đã được đưa vào khu cách ly tại Hải Phòng. Trong thời gian này cũng là lúc sắp đến hẹn anh đến lãnh thuốc ARV, biết được hoàn cảnh của anh như vậy, nhân viên Phòng khám OPC Đồng Nai đã khẩn trương gửi thuốc cho anh bằng cách chuyển phát nhanh qua đường bưu điện để anh A. có thuốc uống.

Hay anh N.Q.K., đang điều trị ARV tại Phòng khám OPC Đồng Nai (có hộ khẩu tại thị trấn Mỹ Long, Cầu Ngang, Trà Vinh) trong thời gian nghỉ việc do dịch Covid-19 đã tranh thủ về quê, tuy nhiên khi sắp quay trở lại làm việc tại Đồng Nai, do đang trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội nên các xe khách không được phép chạy vì vậy anh không thể quay lên lãnh thuốc ARV. Anh K. đã chủ động gọi điện cho Phòng khám OPC Đồng Nai để được hướng dẫn, trước tình hình trên, nhân viên Phòng khám OPC Đồng Nai đã liên lạc với Phòng khám OPC Trà Vinh nhờ giúp đỡ để anh K. được lãnh thuốc ARV, nhằm đảm bảo duy trì liều điều trị cho bệnh nhân.      

“Bằng mọi biện pháp có thể, Phòng khám OPC luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để bệnh nhân được duy trì uống thuốc ARV liên tục nhằm phát huy tối đa hiệu quả của thuốc” – bác sĩ Ngọc nói. 

Lợi ích khi tuân thủ điều trị ARV

Theo bác sĩ Vũ Thị Ngọc, việc điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV đã mở ra cơ hội rất lớn cho người nhiễm HIV. Khi nhiễm vi rút HIV, hệ miễn dịch của con người bị phá hủy. Sử dụng thuốc ARV sẽ giúp ức chế được sự nhân lên và phát triển của vi rút HIV và hệ miễn dịch được phục hồi trở lại, đồng thời làm giảm khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác. Nhờ vậy, giúp người nhiễm HIV tiếp tục sống khỏe mạnh, lâu dài như những người bình thường. Việc điều trị bằng thuốc ARV kịp thời còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Khi người nhiễm HIV khỏe mạnh, họ có khả năng lao động, học tập và làm việc như người có sức khỏe bình thường, từ đó giúp họ tự tin hòa nhập với cộng đồng.

Đáng chú ý, người bệnh uống thuốc ARV hằng ngày theo hướng dẫn của thầy thuốc, đạt được và duy trì tải lượng vi rút ở mức không phát hiện được, (lượng HIV trong máu ở mức thấp hơn ngưỡng 200 bản sao/ml máu) thì nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục là không có, các cặp vợ chồng nhiễm HIV có thể yên tâm có con mà không sợ lây truyền HIV và giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ khi bệnh nhân uống thuốc và đạt được tải lượng vi rút ở mức thấp, vi rút HIV vẫn tái hoạt động định kỳ và sẽ nhân lên khi có cơ hội. Do đó, người bệnh khi đã sử dụng ARV phải tuân thủ nghiêm liệu trình bác sĩ đưa ra và phải điều trị suốt đời, không ngắt quãng để ngăn chặn vi rút HIV tái hoạt động và nhân lên. 

Việc thực hiện tốt điều trị ARV giúp bệnh nhân không bị kháng thuốc, đảm bảo sức khỏe và còn giảm được kinh phí điều trị rất lớn cho nhà nước. “Để đạt hiệu quả cao, vấn đề chính vẫn là sự quyết tâm của bệnh nhân, bệnh nhân luôn phải cố gắng duy trì liều thuốc của mình, giữ tinh thần thoải mái, ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý thì mới có được cơ thể khỏe mạnh. Còn nếu  bệnh nhân không tuân thủ điều trị, uống thuốc ngắt quãng, không đúng giờ, đúng liều… rất dễ dẫn đến kháng thuốc và ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi bị kháng thuốc, bệnh nhân đang uống phác đồ bậc 1 phải chuyển qua phác đồ bậc 2 thì kinh phí cũng sẽ tăng gấp 9 lần so với uống thuốc phác đồ bậc 1”- bác sĩ Ngọc cho biết thêm.

 Theo báo cáo của Khoa phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, tính đến thời điểm này trên địa bàn tỉnh có khoảng 6 ngàn người nhiễm HIV, trong đó có 5,2 ngàn người biết được tình trạng nhiễm HIV, hơn 4,7 ngàn người đang điều trị bằng thuốc ARV và hơn 3,8 ngàn người có số khống chế tải lượng vi rút dưới 1.000 copy/ml máu.

Thanh Tú 

Share with friends

Bài liên quan

Doanh nghiệp xã hội góp phần kiểm soát hiệu quả dịch HIV/AIDS
Hiệu quả từ thực hiện tốt dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
Kiểm soát HIV từ chiến dịch K=K
Nâng cao kiến thức về phòng, chống HIV cho giới trẻ
Tăng cường phòng chống HIV/AIDS cho người lao động
Huy động khu vực tư nhân tham gia vào phòng, chống HIV/AIDS
Khuyến nghị cập nhật về điều trị, phòng ngừa HIV
Hội thảo giới thiệu chương trình thí điểm mua sắm dịch vụ phòng chống HIV/AIDS với các tổ chức xã hội
Hiệu quả bước đầu thí điểm hợp đồng xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS
Nhiều giải pháp hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030
Tạo dựng không gian an toàn vì sức khỏe người lao động
Mở rộng mạng lưới điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV
Tăng cường mở rộng các mô hình điều trị trước phơi nhiễm HIV bằng PrEP
Ngày Thế giới phòng chống AIDS 1-12: Tăng cường phòng chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Người nhiễm HIV/AIDS mắc COVID-19 dễ trở nặng
Đảm bảo điều trị liên tục cho bệnh nhân HIV trong mùa dịch COVID-19
Cơ hội điều trị viêm gan C cho bệnh nhân đồng nhiễm HIV và viêm gan C
Báo động trẻ hoá người nhiễm HIV ở Đồng Nai
Nỗ lực chấm dứt dịch HIV/AIDS vào năm 2030
Mở rộng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV
12
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN